Mô hình kinh tế Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Thỏ Newzealand

Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Thỏ Newzealand

Ngày đăng 07/10/2012

Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Thỏ Newzealand

Đã mấy năm nay, chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn (TP.HCM) chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng và Xuân Thới Sơn, nhưng tập trung nhất vẫn là xã Tân Thới Nhì có tổng số đầu con là 4.300 con, chiếm 71,57% đàn thỏ cả huyện.
 
Sau nhiều thăng trầm với nghề nuôi thỏ do ảnh hưởng của thì trường tiêu thụ. Nhưng các hộ nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn vẫn gắn bó với nghề này bởi: nhu cầu của người tiêu dùng vẫn còn thì thỏ vẫn là một mặt hàng có giá trị. Chính vì vậy, các hộ nuôi thỏ tại hai xã Tân Thới Nhì và Xuân Thới Thượng vẫn tập trung đầu tư với nghề và thu được kết quả khả quan. Từ 16 hộ ban đầu đến nay đã có 25 hộ nuôi thỏ vẫn không đủ cung cấp con giống khi người dân có nhu cầu.
 
Nói về kỹ thuật chăn nuôi thỏ, anh Nguyễn Đình Kê xã Tân Thới Nhì cho biết : Thỏ là con vật dễ nuôi, sinh sản và phát triển nhanh, chi phí đầu tư lại thấp, chuồng có thể làm bằng tre, gỗ. Điều quan trọng nhất trong chăn nuôi là cần phải giữ vệ sinh chuồng trại, điều chỉnh lượng thức ăn thô và thức ăn tinh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thỏ. Đối với thỏ sinh sản, người chăn phải theo dõi thường xuyên, khi thỏ cái đến kỳ thụ thai phải chọn con thỏ đực khoẻ mạnh cho phối giống thì lượng tinh trùng mới bảo đảm.

Khi thỏ cái đã thụ thai cần điều chỉnh lại lượng thức ăn ngay thì mới giữ được thai tốt. Thông thường một con thỏ cái đẻ từ 5 – 7 lứa/năm, mỗi lứa được từ 5 – 9 con thỏ con. Tuy nhiên vào mùa hè nóng bức thì người nuôi chỉ nên giữ lại tối đa 7 con thỏ con/lứa, còn mùa lạnh không nên để quá 8 con/lứa, làm vậy để giữ gìn sức khỏe cho thỏ mẹ tốt. Về các bệnh thường gặp của thỏ cũng dễ nhận biết và điều trị không khó. Duy nhất chỉ có bệnh ghẻ ở thỏ là điều trị phức tạp hơn.
 
Hiện tại, với mức giá 65.000 đ/kg thỏ thịt và 120.000 đ/con thỏ giống 90 ngày tuổi, sau khi trừ mọi chi phí, nghề nuôi thỏ đã mang lại lợi nhuận cho từng hộ từ > 27 triệu đến > 48 triệu đồng/năm tùy theo số đầu con của từng hộ.
 
Từ những thành công này, mô hình nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn có thể coi là mô hình để góp phần xóa đói giảm nghèo, hướng tới làm giàu cho người dân đô thị, với vốn đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc và tỷ lệ rủi ro thấp, hơn thế nữa đây làm mô hình an toàn về dịch bệnh trong khi hiện nay các loài gia súc, gia cầm khác dịch bệnh xẩy ra thường xuyên ở nhiều địa phương. Do vậy các cấp, các ngành cần tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn những quy trình kỹ thuật nhằm khuyến khích người dân phát triển nuôi thỏ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.


Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây… Nuôi Cá Lóc Bông Nuôi Cá Lóc Bông