Thống kê chăn nuôi Nhập khẩu nguyên liệu & thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2 tháng đầu năm 2018 giảm nhẹ

Nhập khẩu nguyên liệu & thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2 tháng đầu năm 2018 giảm nhẹ

Tác giả Vũ Lanh, ngày đăng 29/03/2018

Nhập khẩu nguyên liệu & thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2 tháng đầu năm 2018 giảm nhẹ

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 2/2018 đạt 244 triệu USD, giảm 27,37% so với tháng trước đó và giảm 30,62% so với cùng tháng năm ngoái.

Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã chi 581 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm 4,93% so với cùng kỳ năm trước đó.

Trong 2 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu TĂCN & NL của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Mêhicô với hơn 1 triệu USD, tăng 814% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Brazil với hơn 49 triệu USD, tăng 677,21% so với cùng kỳ; Bỉ với hơn 6 triệu USD, tăng 121,4% so với cùng kỳ, sau cùng là Ấn Độ với hơn 53 triệu USD, tăng 105,36% so với cùng kỳ.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 2/2018 là Achentina, Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc... Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 94 triệu USD, giảm 26,5% so với tháng trước đó và giảm 50,47% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN &NL từ nước này trong 2 tháng đầu năm 2018 lên hơn 222 triệu USD, chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, giảm 22,66% so với cùng kỳ năm ngoái – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN &NL cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2/2018 đạt hơn 30 triệu USD, giảm 12,02% so với tháng 1/2018 và giảm 13,27% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN &NL từ thị trường này đạt gần 66 triệu USD, giảm 32,08% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch nhập khẩu TĂCN &NL từ Achentina trong 2 tháng đầu năm 2018 đạt mức cao nhất, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN &NL tiềm năng của Việt Nam.

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 2/2018 là Brazil, với trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 21,67% so với tháng trước đó nhưng tăng mạnh 560,94% so với cùng tháng năm trước đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2018 lên hơn 49 triệu USD, tăng mạnh 677,21% so với cùng kỳ năm trước đó.

Ngoài ba thị trường trên còn kể đến thị trường Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, UAE và Thái Lan với kim ngạch đạt 53 triệu USD, 37 triệu USD, 20 triệu USD, 12 triệu USD, và 12 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu 2 tháng đầu năm 2018

ĐVT: nghìn USD

Thị trường 2T/2017 T2/2018 2T/2018 +/- So với T1/2018 (%) +/- So với 2T/2017 (%)
Tổng KN 611.371 244.651 581.211 -27,4 -4,9
Achentina 287.563 94.218 222.405 -26,5 -22,7
Ấn Độ 25.977 19.849 53.348 -41,1 105,4
Anh 342 51 185 -61,1 -45,9
Áo 19.463 565 1.130 -3,1 -94,2
Bỉ 2.913 2.524 6.449 -35,7 121,4
Brazil 6.345 21.662 49.319 -21,7 677,2
UAE 14.714 6.443 12.881 0,1 -12,5
Canada 3.150 1.934 3.809 3,2 20,9
Chilê 1.874 419 635 94 -66,1
Đài Loan 8.595 2.497 8.776 -60,2 2,1
Đức 1.337 219 1.982 -87,4 48,3
Hà Lan 5.394 1.546 3.020 5 -44,0
Hàn Quốc 4.066 2.000 5.625 -44,8 38,3
Mỹ 97.148 30.880 65.979 -12,0 -32,1
Indonesia 17.057 7.487 20.699 -43,4 21,4
Italia 12.461 3.728 7.869 -9,9 -36,9
Malaysia 3.839 1.695 5.373 -53,9 40
Mêhicô 110 436 1.013 -24,3 814
Nhật Bản 758 192 221 550,7 -70,8
Australia 3.127 709 2.447 -59,2 -21,7
Pháp 4.779 2.515 4.776 11,2 -0,05
Philippin 5.307 669 2.798 -68,6 -47,3
Singapore 2.697 1.241 2.515 -2,6 -6,7
Tây Ban Nha 3.087 443 963 --14,7 -68,8
Thái Lan 12.088 5.887 12.588 -12,1 4,1
Trung Quốc 20.653 11.556 37.054 -54,7 79,4

 

Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN 2 tháng năm 2018

Mặt hàng 2T/2017 2T/2018 So với cùng kỳ
Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (%) Trị giá (%)
Lúa mì 596 121.390 781 185.503 31,1 52,8
Ngô 1.218 244.164 1.489 282.377 22,2 15,7
Đậu tương 210 92.874 276 116.937 31,5 25,9
Dầu mỡ động thực vật 128.266 113.151 -11,8

(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2/2018 đạt 111 nghìn tấn với kim ngạch đạt 25 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đầu năm 2018 lên 781 nghìn tấn, với trị giá 185 triệu USD, tăng 31,1% về khối lượng và tăng 52,82% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 2 tháng đầu năm 2018 là Nga, chiếm tới 40%; tiếp đến là Australia chiếm 29%, thị trường Canada chiếm 16%, thị trường Mỹ chiếm 9% và thị trường Brazil chiếm 6% trong tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều tăng cả về khối lượng và trị giá so với năm 2017 ngoại trừ thị trường Australia. Trong 2 tháng đầu năm 2018, thị trường Brazil và Mỹ tăng vượt trội cả về lượng và trị giá, với khối lượng nhập khẩu tăng hơn 10 lần, hơn 2 lần và trị giá tăng hơn 11 lần, hơn 2 lần theo thứ tự lần lượt. Thị trường có lượng nhập khẩu giảm gần 3% so với cùng kỳ năm 2017 là Australia.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 2/2018 đạt 97 nghìn tấn với giá trị hơn 40 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2018 lên hơn 276 nghìn tấn và 116 triệu USD, tăng 31,45% về khối lượng và tăng 25,91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 2/2018 đạt 537 nghìn tấn với giá trị đạt 104 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2018 đạt 1,4 triệu tấn và 282 triệu USD, tăng 22,22% về khối lượng và tăng 15,65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 2 tháng đầu năm 2018, chiếm lần lượt là 69% và 29% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm 2018 khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng gần 23 lần so với cùng kỳ năm 2017 nhưng trị giá lại tăng gần 28 lần.


Thị trường nguyên liệu - thức ăn chăn nuôi thế giới ngày 27/3: Giá lúa mì giảm thấp nhất Thị trường nguyên liệu - thức ăn chăn… Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 3/2018 Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 3/2018