Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam 9 tháng năm 2020 tăng 3,24%
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 9/2020 đạt 348 triệu USD, giảm 13,47% so với tháng trước đó song tăng 35,36% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 9/2020 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 160 triệu USD, giảm 13,48% so với tháng trước đó song tăng 34,86% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 9 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1,2 tỉ USD, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 41,3% thị phần.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 9/2020 đạt hơn 43 triệu USD, giảm 28,26% so với tháng 8/2020 song tăng mạnh 30,59% so với tháng 9/2019. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 372 triệu USD, giảm 20,82% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 12,7% thị phần.
Đứng thứ ba là Brazil với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 32 triệu USD, giảm 26,32% so với tháng 8/2020 song tăng 316,32% so với tháng 9/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 282 triệu USD, tăng 72,79% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 9,6% thị phần.
Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 2,9 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 3,24% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Chile với 11,8 triệu USD, tăng 84,94% so với cùng kỳ năm 2019, Mexico với 3 triệu USD, tăng 73,59% so với cùng kỳ năm 2019, Brazil với hơn 282 triệu USD, tăng 72,79% so với cùng kỳ, sau cùng là Singapore với hơn 19 triệu USD tăng 46,54% so với cùng kỳ năm 2019.
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 9/2020 đạt 346 nghìn tấn với kim ngạch đạt 86 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2020 lên hơn 2.190 nghìn tấn, với trị giá hơn 565 triệu USD, tăng 14,27% về khối lượng và tăng 9,48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 9 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 27% thị phần; Mỹ chiếm 20%; Nga chiếm 17%; Canada chiếm 12% và Brazil chiếm 10%.
Thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ và Brazil, trong khi thị trường Canada giảm 19,99% về lượng và giảm 22,95% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Australia giảm 22,96% về lượng và giảm 25,22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Nga giảm 14,55% về lượng và giảm 10,95% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng 317,78% về lượng và 312,22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng 176,01% về lượng và 149,45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 9/2020 đạt 110 nghìn tấn với trị giá hơn 44 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 1.439 nghìn tấn và 573 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 12,51% về trị giá so với năm 2019.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 9/2020 đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá đạt 265 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 9 tháng đầu năm 2020 lên hơn 8,5 triệu tấn, trị giá hơn 1,7 tỉ USD, tăng 6,56% về khối lượng và tăng 5,55% về trị giá so với năm 2019.
Tuy nhiên, nhập khẩu ngô trong 9 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 70% và 16,6% thị phần.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ