Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 1/2021 tăng 65% so với cùng kỳ
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2021 nước ta đã chi ra 366,49 triệu USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 2,1% so với tháng 12/2020 nhưng tăng mạnh 65% so với tháng 1/2020.
Riêng nhập khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đạt 152,84 triệu USD, chiếm 41,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 13,7% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 35% so với tháng 1/2020.
Thức ăn gia súc có xuất xứ từ Achentina nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm trên 33% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 121,14 triệu USD, giảm 13,8% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 64,6% so với tháng 1/2020.
Nhập khẩu từ thị trường Mỹ mặc dù đứng thứ 2 về kim ngạch nhưng nổi bật nhất về mức tăng mạnh 69,6% so với tháng 12/2020 và tăng 205% so với tháng 1/2020, đạt 80.34 triệu USD, chiếm 21,9% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu từ thị trường thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường EU cũng tăng 21,6% so với tháng 12/2020 và tăng 111,2% so với tháng 1/2020, đạt 36,5 triệu USD, chiếm 10%.
Nhóm hàng này nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á cũng tăng tương ứng 14,8% và 83,4%, đạt 28,77 triệu USD, chiếm 7,9%; nhập khẩu từ Trung Quốc tăng tương ứng 25,4% và 162,4%, đạt 26,79 triệu USD, chiếm 7,3%. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ Ấn Độ cũng đặc biệt chú ý với mức tăng mạnh 45,5% so với tháng 12/2020 và tăng 416,6% so với tháng 1/2020, đạt 24,53 triệu USD, chiếm 6,7%.
Nhìn chung, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 1/2021 từ hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với tháng 1/2020.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ