Nhật Bản mở rộng danh sách thị trường xuất khẩu thịt lợn sau dịch tả lợ
Nhật Bản đã mở rộng danh sách những thị trường được phép xuất khẩu thịt lợn sau một vụ bùng phát dịch tả lợn tại một trang trại ở miền Trung hồi tuần trước.
Ngày 12/9, Chính phủ Nhật Bản đã mở rộng danh sách những thị trường được phép xuất khẩu thịt lợn sau một vụ bùng phát dịch tả lợn tại một trang trại ở miền Trung hồi tuần trước gây đình trệ hoạt động xuất khẩu thịt lợn của nước này.
Theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, hiện có thể xuất khẩu trở lại toàn bộ sản phẩm thịt lợn, ngoại trừ từ tỉnh Gifu - nơi vụ bùng phát xảy ra, tới thị trường Macao (Trung Quốc) và Việt Nam.
Trong khi đó, việc xuất khẩu thịt sang Hong Kong (Trung Quốc) đã được nối lại từ ngày 11/9. Chính phủ Nhật Bản cũng khẳng định các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch đã được hoàn thành.
Ngày 3/9 vừa qua, một trang trại ở Gifu đã thông báo trường hợp lợn chết bất ngờ đầu tiên. Các cuộc kiểm tra của chính phủ sau đó xác định con lợn này đã bị nhiễm virus tả lợn.
Trong cuối tuần, chính quyền tỉnh sau đó đã chọn lọc và chôn hàng trăm con lợn đồng thời tẩy trùng trang trại và một cơ sở khác bị nghi nhiễm virus từ phân bón bị nhiễm khuẩn được chuyển đến.
Theo số liệu của Bộ Nông, Lâm và Ngư Nghiệp Nhật Bản, thịt lợn xuất khẩu mang về tổng cộng gần 1 tỷ Yen (tương đương 9 triệu USD) cho Nhật Bản trong năm 2017 trong đó, Hong Kong là thị trường tiêu thụ nhiều nhất vối 600 triệu Yen sản phẩm từ thịt lợn Nhật Bản, tiếp theo là Macao tiêu thụ 160 triệu Yen.
Dịch tả lợn là loại dịch bệnh đặc hữu ở châu Á song không ảnh hưởng đến con người kể cả khi ăn phải con vật mắc bệnh. Đây là lần đầu tiên dịch tả lợn bùng phát tại Nhật Bản kể từ năm 1992. Năm 2007, nước này từng tuyên bố xóa bỏ loại virus này.
* Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục cấm vận chuyển lợn sống và các sản phẩm từ lợn từ 10 khu vực giáp với 6 tỉnh có các trường hợp bị bệnh tả lợn châu Phi trong những tuần gần đây. Động thái này được dự báo sẽ khiến nguồn cung thịt lợn tại nước này trở nên khan hiếm và đẩy giá thịt lợn tăng cao.
Theo thông cáo ngày 11/9 của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc gửi đến các trung tâm kiểm soát dịch bệnh gia súc, các chợ bán thịt sống tại những khu vực này cũng sẽ bị đóng cửa.
Những khu vực bị ảnh hưởng bao gồm tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Cát Lâm, Phúc Kiến, Giang Tây, Sơn Đông, Hồ Bắc và Thiểm Tây cũng như Khu vực Nội Mông và thành phố Thượng Hải.
Trước đó, Bắc Kinh đã cấm vận chuyển lợn sống tại 6 tỉnh có các ca bị tả lợn châu Phi, bao gồm tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), nơi cung cấp mỗi năm khoảng 20% lượng thịt cho các khu vực miền Nam.
Theo thống kê, trong năm 2016, 10 khu vực trong diện siết chặt kiểm soát trên có tổng cộng khoảng 217 triệu con lợn, chiếm khoảng 1/3 số lượng lợn nuôi ở Trung Quốc.
Trước đó, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo dịch tả lợn châu Phi đang lan mạnh tại Trung Quốc và gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các nước châu Á khác.
Tuy không lây sang người nhưng virus tả lợn châu Phi sẽ khiến lợn nuôi và lợn hoang bị xuất huyết cùng với nhiều triệu chứng khác và có tỷ lệ chết cao. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh hay thuốc trị bệnh và phương pháp phòng ngừa duy nhất là tiêu hủy đàn lợn được xác nhận là nhiễm dịch.
Dịch tả lợn châu Phi lây lan qua đường tiếp xúc với những con lợn nhiễm bệnh, ve hoặc các loài động vật hoang khác và có thể gây ra thiệt hại nặng nề với ngành nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ