Tôm thẻ chân trắng Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng

Ngày đăng 06/08/2015

Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng

Khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung các khoáng chất không những giúp cho tôm nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.

PHÂN LOẠI:

Khoáng bao gồm các nguyên tố vô cơ cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Căn cứ theo nhu cầu khoáng được chia làm 2 nhóm đa lượng và vi lượng:

Nhóm khoáng đa lượng bao gồm: Canxi (Ca), Magie (Mg), Photpho (P), Na (Natri), Kali (K), Chloride (Cl),…

Chức năng chung của các khoáng chất bao gồm các thành phần của bộ xương ngoài, cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào các thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, và hoạt hoá enzyme. Tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.

* Canxi (Ca), photpho (P):

Đối với tôm Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành vỏ kitin. Ca còn tham gia vào quá trình động máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu.

P còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, tham gia vào cấu trúc phosphate hữu cơ như: nucleotide, phospholipid, coenzyme, DNA, các acid nhân và tham gia trực tiếp vào các phản ứng tạo năng lượng của tế bào. P vô là thành phần của hệ thống đệm, để duy trì pH dịch tế bào và ngoại tế bào P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn đặc biệt trong mô hình nuôi thâm canh P là yếu tố cần được bổ sung vào thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong vỏ giảm. Ngoài ra thiếu P cũng ảnh hưởng tới các thành phần khác trong cơ thể như tăng lượng lipid và giảm lượng nước.

Lượng P hấp thụ từ thức ăn thay đổi theo hàm lượng và trạng thái tồn tại của P có trong thức ăn. Đồng thời sự hấp thụ P còn lệ thuộc vào hàm lượng Ca có trong thức ăn. Sự gia tăng P trong thức ăn sẽ làm gia tăng mức độ tích luỹ Ca và P trong cơ thể cá.

* Magie (Mg): rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm. Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate. Mg có vai trò quan trọng trongmột số hệ thống enzyme kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein cung cấp năng lượng cho tôm.  Nếu thiếu Mg tôm thẻ dễ bị đục cơ và cong thân, mềm vỏ, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và làm chết tôm.

Trong tự nhiên tôm có thể hấp thu lượng lớn khoáng từ nước biển như Ca, Na, Cl, và Mg. Tuy nhiên ở điều kiện nuôi công nghiệp mật độ cao, độ mặn tương đối thấp hầu như không lấy được Ca, Mg từ môi trường nên thức ăn của những loại các này cần lưu ý vì hàm lượng Ca, P, Mg trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng làm cho tôm chậm lớn, tôm lột khó cứng vỏ, gây ra hiện tượng đục cơ và cong thân thường thấy trong quá trình nuôi tôm thẻ.

* Các khoáng đa lượng khác: Na+, Cl và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme Na+/K+ ATPase trong tế bào, cần bằng acid – bazơ, duy trì cấu trúc màng tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ dẫn truyền thần kinh. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.

Nhóm khoáng vi lượng bao gồm: nhôm (Al), Coban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Selenium (Se), Silic (Si), Niken (Ni), Kẽm (Zn),…

* Đồng (Cu )

Là thành phần nhiều enzyme có tính oxy hoá và có vai trò quan trọng trong sự hô hấp, cần thiết cho sự lột xác và tăng trưởng của tôm, là thành phần của sắc tố đen (Melanin), và hemocyanin trong máu tôm. Thiếu Cu làm tôm sinh trưởng chậm, làm giảm hàm lượng Cu trong máu, gan tụy, tôm dễ nhiễm bệnh.

* Kem (Zn)

Kẽm là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần cho quá trình trao đổi chất bao gồm tăng trưởng, phát triển và miễn dịch không đặc hiệu của tôm, là thành phần cấu tạo enzyme Carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng hydrat hoá) làm tăng khả năng vận chuyển CO2 và kích thích tiết HCl trong dạ dày. Khi thiếu Zn tôm giảm bắt mồi, giảm tăng tưởng, mòn phụ bộ, còi, và giảm sức sinh sản, giảm sức sống.

* Mangan (Mn):

Mn là một thành phần cần thiết của một số enzyme như pyruvate carboxylase, lipase hay là thành phần cấu thành enzyme trong chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate. Sự hấp thu Mn từ môi trường nước rất thấp. Sự thiếu hụt Mn làm giảm bắt mồi, giảm tăng trưởng, còi cọc, thân ngắn, đuôi bất thường, dễ bị dị hình, tăng tỷ lệ chết.

* Selenium (Se):

Se là khoáng chất cần thiết cho tôm. Trong cơ thể Se và vitamin E tham gia vào quá trình trao đổi lipid. Se có chức năng chống lại quá trình tự ôxy hóa của lipid màng tế bào, là thành phần chính trong cấu thành enzyme glutathione peroxidase (GSH). Sự hấp thu Se từ môi trường nước rất thấp nên cần được cung cấp từ thức ăn, đặc biệt là thức ăn có hàm lượng lipid cao nhằm hạn chế quá trình ôxy hóa lipid trong thức ăn. Sự thiếu hụt Se làm giảm glutathione, tăng stress, giảm tăng trưởng, tăng tỷ lệ chết.

* Coban (Co): Vì tôm không thể tự sản xuất vitamin B12 nên trong khẩu phần ăn cần bổ sung Co làm chất dinh dưỡng cần thiết cho các vi sinh vật hỗ trợ tổng hợp vitamin B12 cho tôm nuôi.

* Sắt (Fe):

Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần cho chứ năng của tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể.

Nhìn chung nhóm khoáng vi lượng cần với lượng rất ít tuy nhiên lại có vai trò quan trọng trong cấu tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein,… ảnh hưởng một cách rõ rệt đến các quá trình trao đổi chất, đặc biệt trong môi trường nuôi thâm canh, sự thay đổi môi trường, chất lượng nước cùng với các thực hành nuôi dẫn đến stress và có ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cơ thể, làm thay đổi nhu cầu về khoáng vi lượng rất hữu ích cho việc giảm stress và tăng khả năng đề kháng bệnh của tôm nuôi. Tuy nhiên khi hàm lượng khoáng vi lượng có khả năng gây độc hại như đồng, chì, cadmium, thủy ngân, asen, flo, selen, và vanadi cao cũng gây nguy hại cho sứ khỏe tôm nuôi như: giảm tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, dị hình, tăng tỷ lệ chết,….

Bảng: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần thức ăn của tôm (Cục Thủy Sản)

Nhóm khoáng đa lượng Nhu cầu của tôm (g/100g thức ăn)
Như <3.0
P 2,0
Ca / P
K 1,1
Na / Cl
Trong
Mg <0.3
Nhóm khoáng vi lượng Nhu cầu của tôm (mg/kg thức ăn)
Với 32
Đức tin <100
Zn 120
Mn 60
0,3
Tôi 6
Những gì 1
Cr 1

NHU CẦU KHOÁNG CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Nhu cầu khoáng của tôm thay đổi tùy theo dạng khoáng và độ hữu dụng sinh học của khoáng. Khoáng hòa tan thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion hòa tan, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành nên các hợp chất bền, ít tan sẽ khó được hấp thụ.

Tôm thẻ là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh do tôm lột xác liên tục lại được nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao cho nên nhu cầu khoáng chất cũng rất cao. Nếu trong ao có độ mặn thấp, hàm lượng Ca, Mg, P, Na… trong nước thấp, tôm hấp thụ khoáng không đủ đặc biệt trong quá trình sinh trưởng, tôm thẻ cần rất nhiều khoáng, do đó trong ao nuôi tôm thẻ nên luôn duy trì độ kiềm từ 100 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi để tôm cứng vỏ dễ lột xác, giúp tôm tăng trưởng nhanh, hạn chế hiện tượng đục cơ và cong thân, mềm vỏ.

Tags: khoang cua tom the chan trang, ky thuat nuoi tom, nuoi tom the, tom the chan trang, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Cách hạn chế bệnh trên tôm nước lợ Cách hạn chế bệnh trên tôm nước lợ Phương pháp quản lý cho ăn trong ao nuôi tôm Phương pháp quản lý cho ăn trong ao…