Tôm thẻ chân trắng Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Ngày đăng 04/11/2015

Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Mặc dù, tôm thẻ chân trắng góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi tôm, nhưng các thông tin liên quan về nhu cầu phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn của chúng ở giai đoạn tôm con (juvenile) còn rất hạn chế.

Các tác giả đã làm một loạt các xét nghiệm để xác định nhu cầu và mối liên hệ giữa phospholipid và cholesterol cho tôm thẻ L.vannamei có trọng lượng 0,4 - 0,9 g.

Nghiên cứu cũng đánh giá thành phần hoạt tính lecithin từ dầu đậu nành.

Các thí nghiệm này đã được thực hiện trong nhà, với hệ thống bán tuần hoàn khép kín, thay 8% nước hàng ngày.

Phospholipid và tốc độ tăng trưởng của tôm

Phospholipid được biết như là thành phần của màng tế bào; nguồn tín hiệu thứ hai trong tế bào; nguồn choline, inositol, và axit béo; và tham gia vào quá trình chuyển hóa trung gian lipid.

Tôm có thể tổng hợp phospholipid, nhưng quá trình sinh tổng hợp này thường không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của chúng trong giai đoạn giống và ấu trùng.

Khẩu phần ăn chứa phospholipid, chẳng hạn như lecithin từ đậu nành và choline phosphatidyl tinh, thúc đẩy tôm tăng trưởng tối ưu và/hoặc chuyển đổi thức ăn trong khoảng 1 - 6,5%  đối với các loài khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.

Trong các nghiên cứu của chúng tôi, lecithin từ đậu nành đã khử bớt dầu (97,6% không tan trong acetone) đã được sử dụng như một nguồn cung cấp phospholipid.

Các thành phần chính của lecithin là 25,7% phosphatidylcholine (PC), 21,7% phosphatidylethanolamine (PE), và 8,8% phosphatidylinositol (PI).

Kết quả cho thấy rằng khẩu phần ăn chứa phospholipid làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm rất đáng kể, với tác dụng thúc đẩy tăng trưởng chịu ảnh hưởng bởi khẩu phần cholesterol.

Hàm lượng cholesterol được tính toán trong khẩu phần ăn cơ bản là 0,06%.

Khi hàm lượng cholesterol tăng lên, hàm lượng phospholipid có khuynh hướng giảm.

Nhu cầu phospholipid trong khẩu phần ăn của tôm giống Lvannamei được ước tính là 3% ở mức 0,4% cholesterol, và lên đến 5% ở mức cholesterol bổ sung thấp hơn.

Cholesterol

Cholesterol có chức năng như một thành phần của màng tế bào, và là quan trọng trong việc duy trì độ nhớt của màng.

Nó cũng là một sterol chính trong tôm, một tiền chất của hormone steroid, và một thành phần của lipoprotein.

Tôm không thể tổng hợp cholesterol.

Hàm lượng cholesterol tối ưu trong khẩu phần thức ăn cho tôm đã được trình bày là 0,2 - 2%, và tùy thuộc vào loài, giai đoạn, và các thành phần khác trong khẩu phần thức ăn. Những nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nếu không bổ sung phospholipid trong khẩu phần ăn của tôm, đòi hỏi cung cấp 0,35% cholesterol cần thiết cho sự tăng trưởng tối đa của L.vannamei. Phospholipid trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu cholesterol trên tôm.

Khi tăng hàm lượng bổ sung phospholipid, nhu cầu cholesterol trong khẩu phần ăn của tôm có xu hướng giảm.

Mối liên hệ giữa Phospholipid và Cholesterol

Phospholipid tăng cường vận chuyển lipid và giúp cho hấp thu, tiêu hóa lipid ở giáp xác.

Phospholipid cũng hoạt động như nơi bổ trợ acyl cho acyl transferase lecithin-cholesterol, để chuyển hóa cholesterol ngoại sinh thành este cholesterol, có nghĩa là tương tác giữa các phospholipid và cholesterol.

Kết quả thí nghiệm trong 6 tuần của chúng tôi về tốc độ tăng trưởng cho thấy, một sự tương tác có ý nghĩa giữa phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn lên tăng trưởng của tôm giống L.vannamei.

Các phân tích sinh hóa cũng cho thấy thêm các hiệu quả tương tác của các hợp chất này trên lipid tổng số và nồng độ triglyceride trong gan, cũng như nồng độ cholesterol trong cơ.

Để giảm hàm lượng cholesterol đắt tiền trong khẩu phần thức ăn cho tôm, bằng cách bổ sung lecithin đậu nành mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất tôm nuôi.

Bổ sung phospholipid và PC tinh trong khẩu phần thức ăn cho thấy tác dụng khác nhau, không chỉ về tốc độ tăng trưởng tôm, mà còn về hàm lượng lipid và một phần trong các mô tôm.

Khẩu phần ăn bổ sung phospholipid dẫn đến lipid tổng số cao trong gan và lipid tổng số thấp trong cơ của tôm hơn khẩu phần ăn mà không bổ sung phospholipid.

Ngược lại, tăng PC tinh trong khẩu phần ăn lại giảm lipid tổng số, hàm lượng axit béo tự do, và phospholipid khác trong gan, nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng lipid tổng trong cơ tôm.

Kết luận

Nghiên cứu của chúng tôi kết luận rằng, việc bổ sung các phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn là cần thiết cho tôm giống L.vannamei.

Có ảnh hưởng tương tác giữa phospholipid và cholesterol trên hiệu suất tôm.

Nhu cầu cholesterol có thể được giảm xuống khi tăng mức phospholipid trong khẩu phần ăn.

Một sự kết hợp của 0,05% cholesterol và 5% phospholipid đã được đề nghị cho nuôi tôm L.vannamei thâm canh.


EMS và giải pháp sống chung với với dịch bệnh - Phần 1 EMS và giải pháp sống chung với với… Mối liên hệ giữa sức khỏe tôm và biến động quần thể phytoplankton trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh - Phần 2 Mối liên hệ giữa sức khỏe tôm và…