Cà phê Những Biện Pháp Phòng Trừ Ve Sầu Hại Cà Phê

Những Biện Pháp Phòng Trừ Ve Sầu Hại Cà Phê

Ngày đăng 08/08/2013

Những Biện Pháp Phòng Trừ Ve Sầu Hại Cà Phê

Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất cà phê của cả nước bị ve sầu gây hại nghiêm trọng, làm giảm đáng kể năng suất, sản lượng. Trước đây, người trồng chỉ biết sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ nhưng hiệu quả không cao, lại tốn kém. Với những nghiên cứu mới nhất, Viện Bảo vệ thực vật đã tìm ra biện pháp phòng trừ ve sầu hại càphê hiệu quả bằng cách che phủ nylon hoặc sử dụng vôi bột.

Phòng trừ ve sầu bằng che phủ nylon

Đây là phương pháp thủ công, dùng nylon phủ kín dưới gốc càphê phòng trừ ve sầu trưởng thành. Khi ve sầu chui từ dưới đất lên bị vướng vào nylon và chết. Biện pháp này còn có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của ve sầu non khi trứng trên cây nở rơi xuống đất.

Phòng trừ ve sầu bằng vôi bột

Sử dụng dung dịch vôi bột 2% (vôi bột hòa với nước lã) tưới liều lượng 5 lít/gốc càphê vào tháng 7-8 sẽ thấy khoảng 16,67 - 40% số ấu trùng ve sầu ngoi lên mặt đất sau 5-10 phút. Như vậy, có thể tưới 10 gốc càphê liên tiếp, sau đó quay lại thu bắt ve sầu làm thức ăn cho gia cầm.

Lưu ý, sau khi ấu trùng ve sầu chui lên được 5-10 phút, nếu không bắt, ấu trùng lại chui xuống đất.

Với biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết đều có hiệu quả thấp. Cao nhất là Bitox 40EC đạt hiệu quả 60% sau 21 ngày xử lý. Motox 5EC đạt 56-57% sau 14-21 ngày xử lý. Các loại thuốc còn lại hiệu quả đạt dưới 30%. Chế phẩm Metarhzium ở 2 liều lượng 250 và 500g/gốc càphê, sau 45 ngày mới có hiệu quả, nhưng cũng chỉ đạt 17-33,33%.


Cắt Cành Tạo Hình Cây Cà Phê Cắt Cành Tạo Hình Cây Cà Phê Vàng Và Rụng Lá Cà Phê Vàng Và Rụng Lá Cà Phê