Những cột mốc đáng nhớ của Hội NDVN
Ngày 14.10.1930
Tại kỳ họp thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá I đã thông qua nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam sau này).
Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích nhằm “Thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa”.
Ngày 6.8.1949
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, với nhiệm vụ vận động nông dân:
Tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.
Ngày 21.4.1961
Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngày 27.9.1979
Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam - tổ chức thống nhất của nông dân lao động trong cả nước, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.
Ngày 1.3.1988
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.
Ngày 17.1.1991
Ngày 17.1.1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14.10.1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã qua 6 kỳ đại hội.
10,5 triệu
Là số hội viên Hội Nông dân Việt Nam hiện nay (chiếm 86,73% so với số hộ làm nông nghiệp), sinh hoạt tại 10.575 cơ sở hội trong cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ