Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần 19 - 25/10
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Theo dõi và phòng trừ sâu, bệnh hại bông, hạt như bọ xít, bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn trên lúa giai đoạnn chắc xanh - đỏ đuôi.
- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ muộn. Cần tập trung theo dõi trên đồng ruộng, phòng chống kịp thời.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại cục bộ trên trà lúa muộn tại các tỉnh khu vực Bắc bộ. Cần theo dõi chặt và phòng trừ kịp thời nơi có mật độ cao.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa vụ 3, lúa mùa muộn giai đoạn cuối vụ.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng - trỗ.
- Bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo ở các tỉnh đồng bằng.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: Tuần tới trên đồng phổ biến rầy tuổi 1, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng, duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa và khi rầy xuất hiện mật độ cao cần phòng chống kịp thời.
Những vùng chuẩn bị gieo sạ lúa ĐX sớm 2015-2016 theo dõi diễn biến của rầy nâu vào đèn và tình hình khí tượng thuỷ văn ở địa phương.
Khuyến cáo nông dân tiến hành gieo sạ ”né rầy”, đặc biệt cần chuẩn bị tốt lượng giống cần thiết để gieo sạ với chất lượng cao nhất, hạn chế sử dụng giống nhiễm.
- Khả năng bệnh đạo ôn lá sẽ còn tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, đồng thời bệnh đạo ôn cổ bông cũng sẽ gia tăng diện tích trên các trà lúa trỗ.
Theo dõi sát diễn biến tình hình của bệnh đạo ôn trên đồng ruộng, đặc biệt trên những giống nhiễm để có biện pháp phòng trị bệnh đạt hiệu quả.
Ngoài 2 đối tượng trên, cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với ốc bươu vàng ở giai đoạn lúa mới sạ < 15 ngày và những ruộng khó thoát nước; sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng.
2. Trên cây trồng khác
Cây vụ đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm lá… tiếp tục hại ngô. Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn… hại nhẹ các loại rau màu.
Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.
Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
KHUYẾN CÁO
Trên lúa:
Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha). Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR.
Sâu cuốn lá nhỏ phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC. Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC.
Phát hiện sớm và phòng trị kịp thời bằng thuốc đặc trị đạo ôn Beam 75WP, kết hợp với thuốc khuẩn Bonny 4SL phòng trừ các bệnh vi khuẩn (hoặc bộ HAI-BB).
Đối với bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC. Giai đoạn trước và sau trổ có thể phun bộ HAI-BBC phòng trừ nhiều loại bệnh, không cần phối hợp thuốc khác.
Trên cây trồng khác:
Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP.
Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP.
Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL; Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc).
Cây thanh long: Đốm nâu phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.
Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ