Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 13 – 19/3)
Các tỉnh phía Bắc: Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng, bệnh hại nặng trên giống nhiễm, những diện lúa xanh tốt bón thừa đạm.
1. Trên lúa
Các tỉnh phía Bắc: Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng, bệnh hại nặng trên giống nhiễm, những diện lúa xanh tốt bón thừa đạm. Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng, bọ trĩ tiếp tục hại. Bọ xít đen, bệnh nghẹt rễ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ có mật độ, tỷ lệ hại thấp.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Bệnh đạo ôn lá tăng nhanh trên diện rộng, hại nặng trên trà sớm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ tại các tỉnh phía Nam trong vùng. Chuột gây hại tăng trên lúa trà sớm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, lúa trà muộn mới gieo, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi. Ốc bươu vàng gây hại tăng trên lúa mới gieo cấy, hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng. Tuyến trùng rễ, bọ trĩ gây hại tăng trên các chân ruộng thiếu nước.
Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy gia tăng trên lúa trà sớm giai đoạn đòng trỗ đến chắc xanh, nặng cục bộ trên các giống lúa nhiễm bệnh. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại tăng giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Sâu đục thân, sâu keo, bọ trĩ, dòi đục nõn gây hại rải rác trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh. Bệnh bạc lá hại cục bộ ở Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Chuột gây hại diện rộng trên các trà lúa Đông Xuân ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
Các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 1-2, hại ở mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh đạo ôn lá có thể sẽ xuất hiện trên lúa Hè Thu sớm giai đoạn đẻ nhánh, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên các trà lúa trỗ. Sâu năn (muỗi hành) tiếp tục xuất hiện trên các trà lúa gieo sạ từ giữa tháng 01 đến đầu tháng 02/2018 (giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng) trên các giống lúa Jasmin85, OM4900, Đài thơm 8, OM 7347, OM 6162, OM 6976, OM 5451...
2. Trên cây trồng khác
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, ốc sên tiếp tục gây hại.
- Cây có múi: Bệnh greening tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại.
- Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư tiếp tục gây hại.
- Cây dừa: Diện tích nhiễm bọ cánh cứng và bọ vòi voi tiếp tục gây hại.
- Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại.
Khuyến cáo - H.A.I
Trên lúa:
+ Để phòng trừ rầy nâu gây hại, sử dụng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu môi giới truyền bệnh VL-LXL (700g/ha), hoặc sử dụng Wellof 3GR (12-15kg/ha).
+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 – 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).
+ Để trừ sâu đục thân, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1-1,5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5-7 ngày.
+ Để phòng trừ đạo ôn, sử dụng BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250g/ha).
+ Sử dụng Bonny 4SL (0,75 lít/ha, 30 ml /bình 16 lít nước), lượng nước phun 400 lít/ha.
+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt.
+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 l/ha) để phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa.
+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22-0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.
+ Để kích thích cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tránh nghẹn đòng khi trổ, dùng Dekamon 22.43L (6ml/bình 16 lít nước), phun lên lá, bông 10-15 ngày sau sạ, 40-45 ngày sau sạ và sau khi trổ đều.
Cây rau:
+ Sử dụng Foliar Blend (50ml/16 lít nước) để cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng.
+ Sử dụng Gekko 20SC với hoạt chất Amisulbrom 200g/l, liều dùng 12-20ml/bình 16 lít nước để phòng trừ bệnh sương mai, giả sương mai trên dưa leo, cà chua.
Cây ngô (bắp): Sử dụng Maxer 660SC (1,25 – 2,5 lít/ha) trừ cỏ giai đoạn 7-20 ngày với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.
Cây tiêu:
+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4-6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20-25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.
+ Để trừ tốt nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), dùng Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom (sử dụng 200ml thuốc/200 lít nước), tưới 4-6 lít/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.
Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ