Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 21 - 27/5)
Tại các tỉnh Bắc bộ, rầy nâu - rầy lưng trắng lứa 3 tiếp tục tăng mật độ và gây hại diện rộng trên trà lúa chắc xanh - đỏ đuôi và gây cháy ổ nhỏ trên giống nhiễm.
Trên lúa
Các tỉnh Bắc bộ: Bệnh bạc lá hại tăng trên giống nhiễm, trên diện tích bón thừa đạm, bón đạm muộn. Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc trên trà lúa trỗ muộn. Chuột, bệnh khô vằn, bọ xít dài, bệnh lem lép… tiếp tục gây hại.
Các tỉnh Bắc Trung bộ: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa Hè Thu giai đoạn đầu vụ.
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa Xuân Hè giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương...
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ. Khuyến cáo nông dân nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và phòng trị bệnh đạo ôn kịp thời và hiệu quả.
Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các đối tượng như bọ trĩ trên lúa mới gieo sạ, rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.
Trên cây trồng khác
Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu.
Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa... tiếp tục hại; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo... gây hại trên các vườn cây già cỗi chăm sóc kém.
Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp... tiếp tục gây hại.
Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ... gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch.
Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả... tiếp tục gây hại.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt... tiếp tục gây hại.
Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành... gia tăng hại.
KHUYẾN CÁO
NEWBEM - GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA
Bệnh đạo ôn (lá, cổ gié, cổ bông) là một trong những bệnh hại chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa. Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa từ thời kỳ mạ đến lúa trổ chín, gây hại trên tất cả các bộ phận của cây lúa.
Ngoài biện pháp canh tác, thì sử dụng thuốc hóa học là biện pháp cuối cùng và hiệu quả nhất trong tình hình bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại hiện nay.
NEWBEM 750WP là sự lựa chọn tốt nhất để quản lý bệnh đạo ôn, đảm bảo năng suất và chất lượng lúa gạo.
NEWBEM 750WP là sản phẩm của Công ty Cổ phần Nông Dược HAI, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và chất phụ gia cao cấp như tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, giúp thuốc:
Bám dính tốt - Hấp thu nhanh - Lưu dẫn mạnh hơn qua tất cả các bộ phận rễ, lá, bông, hạt. Do đó bảo vệ cây lúa từ gốc đến ngọn.
Ngoài hiệu quả phòng trừ bệnh, NEWBEM 750WP còn giúp lúa xanh tốt hơn, lá đòng xanh bền hơn.
Cách sử dụng NEWBEM 750WP:
* Đạo ôn lá:
+ Liều dùng: 0,3 kg/ha (pha 8g/10 lít nước).
+ Thời điểm xử lý: Phun khi bệnh vừa mới xuất hiện.
* Đạo ôn cổ bông:
+ Liều dùng: 0,4 kg/ha (pha 10g/10 lít nước).
+ Thời điểm xử lý:
- Lần 1: Phun ngừa trước khi lúa trổ hoặc trổ lẹt xẹt (5%).
- Lần 2: Phun ngừa khi lúa trổ đều (nếu thấy cần thiết).
Lượng nước phun: 320 – 400 lít/ha.
Chỉ cần bỏ ra chi phí 1 bông lúa – Bảo vệ tốt 300 bông lúa
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ