Những Điều Cần Biết Về Bệnh Liên Cầu Khuẩn Trên Lợn
Bệnh liên cầu khuẩn là một loại bệnh rất nguy hiểm do liên cầu khuẩn Streptococcus suis gây ra, có thể lây truyền bệnh từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh, cũng có triệu chứng như viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Con đường lây truyền bệnh từ lợn bệnh sang người có thể qua các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh.
Người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.
Vi khuẩn Strepcoccus suis tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả ruồi trong một thời gian dài. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và máu.
Tùy trường hợp chúng ta có thể phát hiện bệnh ở một số triệu chứng như sau:
- Quá cấp: Lợn bệnh chết rất nhanh.
- Cấp tính: Biểu hiện thần kinh: Liệt hai chân sau nên ngồi “có tư thế như chó ngồi”, lúc đi ưỡn người ra phía sau, run rẩy, co giật dẫn đến chết trong vòng 3 tuần tuổi sau cai sữa. Tiến triển bệnh: Lợn bệnh giảm ăn, đỏ da, sốt, suy nhược, mất thăng bằng, đi khập khiễng, bại liệt, run và co giật, mù, điếc.
- Mãn tính: Lợn bệnh bị viêm khớp.
- Nhiễm trùng máu ở lợn con mới sinh: Gây “Hội chứng lợn con gầy còm”. Lợn bệnh biểu hiện lúc đầu đẻ ra bình thường, 1 - 2 ngày sau ngừng bú, lờ đờ, chạm tay vào thấy lạnh và thường chết trong khoảng 12 - 24 giờ sau khi sinh.
- Viêm phổi do Strep.Suis phổ biến nhất ở lợn 2 - 4 tuần tuổi. Đặc biệt đây là bệnh thứ phát chiếm ưu thế trong bệnh tai xanh (PRRS).
Điều trị.
Cách 1:
- Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1 ml kháng khuẩnPharseptyl-L.A tiêm cho 10 kgP/lần. Mũi đầu tiêm cho cả đàn, sau đó chỉ tiêm con ốm để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-nalgin C cho lợn bệnh để giảm đau hạ sốt.
- Cho cả đàn uống hoặc ăn Phar- C vimix, 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn để giải độc, nâng cao sức đề kháng.
Cách 2:
- Cho cả đàn uống/ăn 5 ngày kháng sinh Ampi-col hoặc Pharamox (1 g/lit nước hoặc 2 kg/tấn cám lợn vỗ béo).
- Cho uống/ăn Phartigum B, 2 g/lít nước hoặc 4 g/kg TĂ để giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
- Đối với cả thể ốm tiêm thêm 1 trong các loạikháng sinh sau: Pharthiocin, Bocinvet-L.A, Bocin-pharm hoặc Pharcolapi (1 ml/10 kg P, 1 lần/ngày).
Chú ý:
Dùng Etox-pharm phun diệt ruồi với liều 1 ml/1 lít nước, 1 lần/15 ngày để diệt ruồi. Vì vi khuẩn liên cầu sống ít nhất 5 ngày ở trong cơ thể ruồi.
Kinh nghiệm điều trị: Đo nhiệt độ trực tràng nếu heo sốt cao trên 40 độ C, què, liệt chân, bỏ ăn... Tiêm kháng sinh penicilline + streptomycine cho heo bệnh, nếu trong vòng 2 - 3 ngày heo bớt bệnh thì heo bệnh là do liên cầu khuẩn gây ra.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ