Nuôi lợn (Heo) Những lưu ý trong chăm sóc heo

Những lưu ý trong chăm sóc heo

Tác giả Người Chăn Nuôi, ngày đăng 09/04/2019

Những lưu ý trong chăm sóc heo

Sau thời gian dài giá heo trong nước và xuất khẩu giảm sâu, tâm lý người tiêu dùng nội địa cũng không mặn mà với thịt heo do nhiều vấn đề, nổi bật nhất là việc sử dụng thuốc an thần.

Hiện nay giá heo đã có phần khởi sắc cùng với việc ngành chức năng xử lý mạnh tay tiêu hủy thịt bẩn đã bước đầu tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. Chính vì thế ngay lúc này việc chăm sóc ổn định đàn về sức khỏe, năng xuất và đảm bảo không phát sinh dịch bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Tết và những tháng đầu năm là thời điểm tiêu thụ heo tốt. Tuy nhiên đây cũng là mùa lạnh nên heo rất dễ phát sinh dịch bệnh và kém tăng trưởng. Công ty Vemedim với tâm ý là “Bạn nhà chăn nuôi” xin gửi đến bà con những chia sẻ và khuyến cáo trong việc chăm sóc đàn heo thời điểm này.

Đối với heo nái: Việc đầu tiên là cần rà soát lại quy trình phòng bệnh, tiêm phòng những bệnh đã hết hoặc sắp hết thời gian bảo hộ cần lặp lại. Trong thời gian giá heo thấp có thể chúng ta đã bỏ bớt 1 vài loại thuốc, vaccine hoặc thay đổi vaccine khác giá thấp nhằm tiết giảm chi phí. Với những loại bệnh mà chúng ta bỏ ra khỏi quy trình hoặc thay đổi vaccine thì cần đặc biệt chú ý thường xuyên đánh giá khả năng bảo hộ và theo dõi triệu chứng bệnh, đặc biệt là những thể tiềm ẩn. Nếu có điều kiện, đối với những bệnh đặc biệt quan trọng như: tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng (LMLM), bà con cần cân nhắc việc quay lại sử dụng những loại vaccine uy tín và chất lượng cao trên thị trường.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm VimeSen (1 ml/18 kg), Vimekat (10 - 20 ml/con) tiêm cho nái để tăng khả năng sinh sản và tăng cường thể lực.

Đối với heo con: Cần giữ ấm cho heo và kiểm tra thường xuyên. Theo dõi nhiệt độ bên ngoài để tăng, giảm nhất là khi mưa lạnh. Chú ý che chắn chuồng thật kỹ để tránh gió lùa. Nếu thấy heo lạnh hay hạ nhiệt có thể tiêm Vime-Calamin (05 - 1,5 ml/con).

Thời tiết lạnh, heo hay xuất hiện bệnh hô hấp: Khi phát hiện heo có biểu hiện ho, thở khó, nhảy mũi, dịch nhày… thì cần tách riêng để tránh lây lan và điều trị ngay. Có thể dùng Flo-Doxy pha nước uống hoặc trộn thức ăn, nếu tiêm thì có thể dùng 1 liều Tulavitryl hoặc Marbovitryl one.

Nếu thấy heo con có tiêu chảy nhất là tiêu chảy phân trắng, nên cho uống Anti-Scour (1,2 ml/1 kg thể trọng).

Cần quan tâm đến vấn đề bổ sung sắt cho heo con, nếu đã tiêm đúng quy trình mà heo con vẫn còn nhợt nhạt chưa hồng hào, có thể tiêm them 1 liều Hemofer B12 (2 ml/con).                  

Đối với heo thịt: Với heo chưa đủ trọng lượng để xuất bán, để kích thích tăng trọng và giúp heo tăng trưởng tốt bà con có thể bổ sung thêm thức ăn dinh dưỡng vào khẩu phần như: A.D3.E, Men tiêu hóa Vime-Bacilac, Vime-Subtyl… Có thể tiêm thêm 1 liều Poly AD (1 - 2 ml/con).

Để phòng bệnh tiêu hóa và hô hấp, có thể trộn Tylofos (1 g/40 kg thể trọng) vào thức ăn hay nước uống.

Lưu ý:

- Làm thật tốt việc định kỳ sát trùng chuồng trại trung bình 1 - 2 tuần/ lần. Khi có nguy cơ dịch bùng phát ở khu vực nên tiêu độc 1 tuần/ lần. Khi bệnh phát ra trong trại phải tiêu độc ngày/ lần, 3 - 7 ngày liên tục hoặc suốt 2 tuần tùy theo bệnh. Dùng Disina (2,5 ml pha 1 lít nước) hoặc Vimekon (100 g/20 lít nước), trung bình 1 lít phun cho 5m nền chuồng, phun xịt khắp chuồng.

- Khi mua heo giống nên chọn những heo khỏe mạnh ở những nơi không có bệnh. Không nên nuôi heo ở các lứa tuổi khác nhau cùng một ô chuồng, không nên nhập heo từ quá nhiều nguồn vào nuôi trong 1 trại.

- Tắm heo và vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Thức ăn, nước uống sạch sẽ, đủ số lượng và chất lượng tốt. Kiểm tra định kỳ các loại bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng để có biện pháp can thiệp kịp thời đạt hiệu quả cao.


Quy định nuôi lợn bằng nước gạo ở Đài Loan Quy định nuôi lợn bằng nước gạo ở… Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăn nuôi heo tại Trung Quốc Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăn…