Mô hình kinh tế Những mô hình canh tác không lo âu lúa lai B-TE1, của để dành

Những mô hình canh tác không lo âu lúa lai B-TE1, của để dành

Ngày đăng 18/11/2015

Những mô hình canh tác không lo âu lúa lai B-TE1, của để dành

Cuộc sống chất lượng không phải là có xe hơi, nhà lầu, tiền bạc rủng rỉnh mà là sự không lo âu, tràn trề niềm vui thú...

Từ ngã ba Minh Lương thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang, chúng tôi qua cầu Xẻo Rô để sang các huyện An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Đây được xem như vương quốc của mô hình tôm - lúa.

Đi đến đâu, cũng thấy bà con nông dân tất bật ra các cửa hàng để chọn mua cho mình một giống lúa ưng ý canh tác trên cánh đồng của mình.

Dọc theo quốc lộ 63, chúng tôi qua cây cầu thuộc địa bàn xã Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận.

Theo như nhiều bà con chia sẻ, Vĩnh Thuận là huyện có tỉ lệ gieo sạ trên nên đất tôm - lúa lớn nhất vùng. Tại đây, chúng tôi được gặp ông Phan Văn Giang.

Nhiều người hay gọi với cái tên thân mât là chú Sáu Giang, một gương điển hình canh tác tôm - lúa.

Lúc này, trời cũng đã về chiều và đang mưa rả rích.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà ba gian, chú Sáu cùng gia đình rất thân thiện và sẵn cơm, chú đã mời chúng tôi dùng bữa cùng gia đình.

Ngồi cùng mọi người, tôi mới cảm nhận được hết sự mộc mạc chân thành và sự hiếu khách của người nông dân Nam bộ.

Nồi cơm củi khói bay nghi ngút mang theo một mùi thơm thoang thoảng.

Tôi tò mò hỏi chú Sáu nấu cơm bằng gạo giống lúa gì mà thơm qúa vậy chú?

Chú Sáu vừa cười vừa nói:

- Gạo F lai đó chú Bình ơi!

Tôi ngạc nhiên:

- F lai là giống gì vậy chú?

Chú Sáu từ tốn nói:

- À, đó là giống lúa lai F 1 của Cty Bayer có tên là B-TE1 đó.

Ở vùng này, bà con ai cũng quen gọi là F lai hết.

Chúng tôi vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ cùng gia đình chú. Sau đó, chú mời chúng tôi ra hiên nhà ngồi uống trà.

Trong cái se lạnh của những cơn mưa dầm, nhấp ngụm trà nóng khiến chúng tôi cảm nhận được hơi ấm lan tỏa.

Ngắm cánh đồng tôm đã lấp xấp nước, chú Sáu tiếp tục chia sẻ với chúng tôi.

Chú nói:

- Cách đây 6 - 7 năm về trước, bà con xung quanh ai cũng lên vuông nuôi với mô hình 1 vụ tôm - 1 vụ lúa.

Lúc đó hầu như ai cũng chọn giống lúa mùa để cấy vì nó thích hợp với thời vụ cũng như mô hình.

Tuy nhiên, cấy chủ yếu để lấy gốc rạ và thêm lúa để ăn chứ không quan trọng đến vấn đề thu nhập.

Huề cũng được rồi.

Chủ yếu là có gốc rạ để nuôi tôm vụ tiếp theo.

Châm điếu thuốc rê, chú rít một hơi dài và tiếp tục nói:

- Đến năm 2006, tui được bên đại lý gần nhà mời đi dự hội thảo của Cty Bayer giới thiệu giống lúa mới trên vùng tôm - lúa.Tui cũng tranh thủ đi để nghe giới thiệu.

Nhớ nhất là nói lúa F lai này chỉ sạ có 3 ký/công mà lúa không lấy lại để giống được nữa.

Một phần vì hiếu kỳ tôi mua thử về trồng trên 5 công đất tôm - lúa của mình.

Lúc này, thím Sáu cũng đã dọn dẹp xong và bước ra.

Thím tiếp lời:

- Chú Bình biết không, năm đó tui với ổng có nhiều kỷ niệm lắm.

Thấy ổng đi hội thảo về, trên tay cầm mấy cái thùng giấy, tui bèn hỏi ổng cầm cái gì vậy? Ổng trả lời, lúa mới, trồng trúng lắm bà ơi! Nói rồi, ổng mở ra cho tui coi.

Nói thiệt chứ nghe nói xong, tui nghĩ chắc là bị dụ rồi chứ cái giống lúa gì kỳ vậy.

Nhưng rồi cuối cùng cũng trồng xuống ruộng.

Mấy tháng đầu tui thấy lúa lên le que nên giận không thèm ra ruộng tiếp ổng.

Mà cũng hay sao, năm nó nhỏ con gái lớn tui cũng có bầu sắp đẻ.

Nên bây giờ thằng cháu ngoại tui bao nhiêu tuổi là gia đình tui làm giống F lai B-TE1 từng đó năm đó chú.

Tôi yên lặng lắng nghe và cảm thấy câu chuyện ngày càng thú vị.

Tôi bèn hỏi, sao hơn 8 năm mà chú Sáu vẫn trung thành với giống lúa này quá vậy chú?

Chú Sáu tiếp tục nói:

- Thật ra cũng có thử nghiệm một vài giống lúa nữa, kể các các giống lúa lai khác nhưng không sao bằng F lai mình chú à.

Giống lúa F lai này đem lại cho gia đình tui nhiều thứ lắm.

Từ khi canh tác nó, tui khỏe hơn nhiều trong công việc đồng áng vì tuổi tui cũng lớn nên sức đâu còn thanh niên nữa.

Sau khi cấy dặm xong thì chủ yếu là bón phân đầy đủ.

Còn thuốc trừ sâu bệnh thì hầu như sử dụng rất ít.

Mùa nào thuận thì chỉ xài thuốc dưỡng thôi cũng trúng nữa.

Chỉ vào cái tivi và giàn máy karaoke chú bảo:

- Năm thằng cháu ngoại tui ra đời, sẵn lúa mần trúng, tui mua luôn hai cái món đó, để xài tới giờ.

Đồ kỷ niệm đó chú!

Tới lúc này, tôi bèn hỏi, vậy lợi nhuận thu được từ trồng lúa B-TE1 khá lắm hả chú?

Chú Sáu đáp:

- Khá lắm chú ơi.

Trung bình một công lúa B-TE1 cao hơn các giống khác từ 10 đến 20 giạ.

Trung bình mỗi vụ lúa tui lời một công cỡ 3 đến 4 triệu.

Những năm không thuận cũng lời cỡ 2 triệu à.

Ngon lắm!

Chú tiếp tục:

- Mà công nhận, từ khi trồng giống lúa B-TE1 này, năm nào tui cũng trúng tôm hết.

Tui để ý thấy rạ nó dễ phân hủy lắm!

Tôi hỏi, cái gốc rạ dễ phân hủy sao lại tốt vậy chú?

- À, gốc rạ dễ phân hủy nên sẽ thuận lợi cho mấy nhóm sinh vật trong vuông lấy đó làm thức ăn.

Sau này mấy con tôm sẽ ăn lại chúng.

Chú thấy hay hông?

Đến đây, tôi đã phần nào hiểu rõ vì sao người nông dân ở đây lại yêu mên B-TE1 đến vậy.

Bỗng có tiếng trẻ con vang lên: Ông ngoại ơi có nhà hông?

Thì ra đó là tiếng của đứa cháu ngoại của chú Sáu, bé Hào.

Trời tạnh mưa nên cả nhà đến thăm ông ngoại.

Năm nay bé đã 8 tuổi rồi, đã vào lớp 2.

Theo chú thì ngày nào cả nhà Hào cũng đến chơi lúc cơm chiều xong.

Đó cũng là khoảng thời gian cả nhà xúm lại bên nhau vui vẻ, trò chuyện mà như chú nói là cái thú vui của tuổi già.

Nhìn không khí gia đình ấm cũng.

Tôi như quên đi thời gian cuốn theo câu chuyện về B-TE1 và gặp được những con người gắn liền theo lời kể của chú Sáu.

Nhìn lại thì cũng gần 6 giờ tối.

Trời mưa nên trời nhanh tối thật.

Chúng tôi từ biệt chú, cám ơn về bữa cơm và tiếp tục chuyến công tác.

Bước ra đến xe, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng trẻ con cười giòn tan, tiếng ông bà nói chuyện, tiếng la rầy khi đứa cháu nghịch.

Một hình ảnh đẹp đọng lại mãi trong chuyến công tác của chúng tôi!


Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên cây trồng Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên cây… Hương Sơn thi đua cao điểm xây dựng nông thôn mới Hương Sơn thi đua cao điểm xây dựng…