Niên vụ 2014–2015, giá cà phê luôn ở mức thấp
Tham dự có ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) và hơn 50 đại biểu đại diện các sở, ngành, nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) phát biểu tại buổi tọa đàm
Theo só liệu thống kê, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2014 – 2015 ước đạt 141,73 triệu bao, giảm 3,5% so với niên vụ trước.
Trong đó, Brazil đạt khoảng 45,34 triệu bao (giảm 7,8%), Indonesia 9,35 triệu bao (giảm 19,9%), Colombia 12,5 triệu bao (tăng 3,1%)…
Nhìn chung, sản lượng cà phê giảm nhưng giá cà phê thế giới trên các sàn dao dịch Liffe (Anh) và ICE (Mỹ) không tăng như kỳ vọng khiến nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó. Đặc biệt, độ chênh lệch giữa giá cà phê Arabica và Robusta giảm từ 110 cent/lb xuống còn 55 cent/lb khiến thị trường cà phê Robusta trầm lắng.
Tại Việt Nam, giá cà phê nhân xô dao động từ 33,5 - 43 triệu đồng/tấn và hiện đang ở mức 35,5 triệu đồng/tấn, giảm 15% so với thời điểm cao nhất vào đầu niên vụ.
Theo các đại biểu, giá cà phê giảm liên tục và kéo dài do tác động của các yếu tố kinh tế toàn cầu và sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Các đại biểu cũng kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận với các gói tín dụng để tái canh, tạm trữ cà phê cũng như cung cấp thông tin thị trường để người dân chủ động sản xuất.
Niên vụ 2015 – 2016, diện tích cà phê tăng nhanh thiếu bền vững khiến cà phê Tây Nguyên gặp hạn, dự báo sản lượng cà phê thấp hơn so với niên vụ trước khoảng 20%.
Tại Đắk Lắk, trên 40.000 ha cà phê bị ảnh hưởng do hạn hán khiến sản lượng cà phê niên vụ 2015 - 2016 ước giảm 15 – 20% so với niên vụ trước đó.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ