Ninh Thuận: Đòn bẩy phát triển nuôi tôm nước lợ
Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã điều chỉnh mức thuế trong đợt xem xét hành chính lần thứ 9 về thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với tôm Việt Nam.
Với tổng diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 1.000 ha, sản lượng 9.000 tấn/năm; con tôm đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi và doanh nghiệp tại Ninh Thuận những năm qua; cùng đó, khắc phục được ô nhiễm môi trường mặt nước, phát triển bền vững.
Nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho thu nhập cao Ảnh: Anh Tùng
Hướng đến bền vững
Nhìn lại nghề nuôi tôm nước lợ ở Ninh Thuận có thể thấy chỉ phát triển mạnh khi phong trào nuôi trên cát với đối tượng chính là tôm thẻ chân trắng hình thành năm 2000. Tiên phong thực hiện mô hình là ông Từ Thanh Hường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam đã đầu tư nuôi 3 ha tôm trải bạt đáy đìa, sản lượng cao gấp đôi so nuôi trong ao đất. Do lợi nhuận cao, nên mô hình nhanh chóng được nhân rộng từ vài ha ban đầu đến nay tăng lên hàng trăm ha. Ngoài xã An Hải, Phước Dinh (những nơi được xem là “thủ phủ” của tôm thẻ chăn trắng), thì hiện nay các hộ dân sống quanh đầm Nại thuộc huyện Ninh Hải vốn lâu nay chỉ quen nuôi tôm sú cũng cải tạo đìa nuôi tôm thẻ với kỳ vọng làm giàu nhanh.
Tuy nhiên, khi nghề nuôi tôm phát triển ồ ạt một cách tự phát đã nảy sinh hệ lụy là môi trường bị ô nhiễm; thời điểm trước năm 2010 có những hộ nuôi mất trắng, phải “treo đìa” nhiều vụ liền. Để khôi phục, phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, năm 2011, ngành Nông nghiệp địa phương đã triển khai Dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP giúp hạn chế dịch bệnh, năng suất và chất lượng cao. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng nuôi tôm công nghệ cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến như kỹ thuật dùng lưới che ao nuôi tránh vật trung gian (chim trời) khếch tán mầm bệnh; xây tường quanh ao chống chế cát bụi. Nên trong điều kiện thời tiết nắng gió quanh năm tại địa phương, tôm vẫn phát triển bình thường. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm sú kết hợp hải sâm và rong nho do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh vừa triển khai thành công tại xã Phương Hải, huyện Ninh Hải đã làm hồi sinh cả vùng nuôi rộng lớn quanh khu vực đầm Nại.
Ứng dụng công nghệ cao
Có thể nói, hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm nước lợ được các địa phương ở tỉnh Ninh Thuận triển khai mạnh, giúp khai thác tiềm năng, lợi thế biển.
Khu vực nuôi tôm tập trung ở xã An Hải, Phước Dinh sau khi có chủ trương ngưng xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, nông dân đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Diện tích mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP vì thế tăng nhanh; từ đầu năm 2017 đến nay, có hàng chục ao được cải tạo, đầu tư hệ thống quạt nước, sục khí, lưới ngăn chim thả tôm có hiệu quả. Đáng mừng hơn, hoạt động nuôi tôm nước lợ đang dần đi vào quy củ theo Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2234/QĐ-UBND, ngày 1/11/2013.
Quy hoạch đã đưa ra các nhóm giải pháp khắc phục những hạn chế trong nuôi tôm nước lợ theo kiểu nhỏ lẻ trước đây. Cụ thể, khu vực nuôi tôm tập trung tại đầm Nại ổn định quy mô diện tích đến năm 2020 là 500 ha; Vùng nuôi tôm trên cát An Hải và Phước Dinh diện tích 232 ha, trong đó, 200 ha khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lại khu vực nuôi thành những trang trại áp dụng công nghệ cao. Cùng đó, phương thức tổ chức sản xuất cũng được sắp xếp lại theo hướng liên kết tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa có chất lượng. Mặt khác, tỉnh cũng chú trọng đến việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua lại đất của dân hoặc dân góp vốn bằng đất cùng sản xuất. Như tại vùng đầm Nại sẽ ưu tiên dành 20 - 40% diện tích cho ao chứa lắng và ao xử lý nước thải; ao nuôi thiết kế lại đủ độ sâu; đồng thời, đầu tư thiết bị để nâng cao năng suất từ đó tăng hiệu quả sử dụng đất.
Với hướng đi thích hợp, tin rằng nhề nuôi tôm nước lợ ở Ninh Thuận sẽ phát triển lên tầm cao mới, góp phần hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2020 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 18.000 - 20.000 tấn/năm như Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 26/10/2016 về phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Ninh Thuận đề ra.
>> Ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Ninh Thuận cho biết: Điểm đáng chú ý trong chính sách “tích tụ” đất của tỉnh hứa hẹn tạo “đột phá” mới về khai thác tiềm năng lợi thế phát triển nuôi tôm nước lợ là tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua lại đất của dân hoặc dân góp vốn bằng đất để cùng sản xuất trên quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ