Tin thủy sản Nỗ lực đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản

Nỗ lực đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản

Tác giả Triệu, ngày đăng 27/04/2020

Nỗ lực đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản

Đa dạng hóa nghề nuôi là cách tốt nhất để đón đầu những biến động mà ta không lường trước được.

Đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản để phát triển bền vững.

Ngày nay, nuôi trồng thủy sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời kì khó khăn: phải chịu nhiều áp lực từ sự gia tăng dân số, diện tích đất thu hẹp lại, sự gia tăng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trở nên phổ biến hơn và lây lan nhanh hơn, … Do đó, phát triển bền vững là xu hướng tất yếu. Sự đa dạng hóa nghề nuôi sẽ đáp ứng được nhu cầu thiết thực trên.

Để đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản, chúng ta có thể đa đạng theo hướng nuôi nhiều loài, hình thức nuôi và hệ thống nuôi trồng. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa về loài là phổ biến và có thể áp dụng rộng rãi hơn cả.

Sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản cho phép chúng ta tiếp cận những tri thức, có thể giúp đối phó với sự thay đổi và thách thức của tương lai ngành thủy sản. Các yếu tố như biến đổi khí hậu, thay đổi thị trường, biến động tài nguyên và an toàn thực phẩm chính là những chìa khóa giúp hình thành sự đa dạng hóa của nuôi trồng thủy sản. Về lâu dài, những kiến thức về đa dạng sinh học của các loài vật nuôi có thể đóng góp vào sự quản lí tốt hơn số lượng quần thể các loài trong tự nhiên.

Từ khi nuôi trồng thủy sản nước ngọt gánh nhiều sức ép từ sự gia tăng dân số, phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn trở thành một chiến lược thông minh. Mặc dù các loài sinh vật biển có vòng đời phức tạp, nhiều giai đoạn phát triển và các yêu cầu về thức ăn sống khác cho từng giai đoạn. Những điều này gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư khi họ muốn thực hiện nuôi một loài mới, đơn giản là họ phải tốn khoảng thời gian nhất định để làm quen và hiểu rõ cách nuôi loài mới so với loài truyền thống họ đã nuôi hàng thế kỉ qua.

Ngoài ra chúng ta còn thiếu kiến thức về sinh sản nhân tạo các loài cá biển phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc giảm nhanh giống tự nhiên và tăng nhanh sự biến động môi trưởng biển sẽ thúc đẩy các ngư dân, người nuôi, các nhà khoa học và chính trị gia đầu tư và các nghiên cứu và phát triển sinh sản nhân tạo sinh vật biển.

Tại sao cần đa dạng hóa 

Thật sự không dễ dàng để dự đoán loài nào sẽ được nuôi rộng rãi. Như ở Na Uy, không ai có thể dự đoán cá bướu (thuộc bộ cá mú) lại trở thành loài nuôi nhiều thứ hai nước này. 

Sự thay đổi nhanh hành vi của người tiêu dùng làm nổi bật nhu cầu phát triển liên tục và linh hoạt cho tương lai nuôi trồng thủy sản. 

Sự sản xuất các nguồn dinh dưỡng như tảo, côn trùng hay vi khuẩn có thể trở thành nguồn thức ăn bền vững và tốt hơn cho các loài thủy sản. Sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản nước mặn có thể cung cấp việc sử dụng linh hoạt các phần dư thừa của nguyên liệu thô từ trại cá. Tuy không phải là phát hiện mới nhưng để thực hiện được điều này cần những nghiên cứu và sự cố gắng lâu dài hơn nữa.

Nỗ lực chọn giống để đa dạng hóa đối tượng nuôi

Bộ thương mại Na Uy và các công ty của Nofima đã cùng hợp tác xây dựng “chương trình giống cá tuyết quốc gia”. Thông qua sự chọn giống trong 5 thế hệ, cá tuyết đã có thể thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Thêm vào đó, lựa chọn giống và hợp tác nghiên cứu phát triển giữa các doanh nghiệp đã tạo ra loại thức ăn tốt nhất cho cá Tuyết, thức ăn này còn được sản xuất đến các trang trại nuôi cá Chẽm ở Italia và Tây Ban Nha. Đây là một ví dụ về sự chuyển giao khoa học.

Cá Tuyết được nghiên cứu để nuôi và cung cấp thông tin cho quản lí đàn hoang dã.

Ngoài ra, còn nhiều thí nghiệm đã được nghiên cứu thành công và thuyết trình từ các công ty, độ chính xác của các kiến thức từ những thực nghiệm này được tiến hành trên chương trình chọn giống trong nhiều năm. Những nghiên cứu phát triển sau còn phân tích các vấn đề ảnh hưởng của vi nhựa hay sự acid hóa của đại dương lên cá Tuyết, các nghiên cứu này sẽ đóng góp to lớn vào công cuộc quản lí tốt hơn cá Tuyết hoang dã. Chương trình chọn giống có thể được sử dụng như công cụ cho việc cải thiện của cá nuôi trong tình hình biến đối khí hậu. Tại New Zealand, chương trình chọn giống cá hồi quốc gia đặt mục tiêu sẽ tăng sức chịu đựng của cá Hồi trước sự gia tăng nhiệt độ nước biển.

Hiện nay, Nofima đang nghiên cứu các loài cá biển khác nhau như: cá Tuyết, cá Hồi, cá Thịt Trắng, cá Sấu, cá Đuối Ballan, vi tảo, động vật hai mảnh vỏ. Những kiến thức và cơ sở hạ tầng của “Chương trình giống cá Tuyết quốc gia” cho phép Nofima có nhiều điều kiện để vận hành Trung tâm nuôi trồng thủy sản nước mặn và có thể chuyển giao tri thức từ thí nghiệm sang thực tế.

Như vậy, sự đa dạng hóa sẽ trang bị cho chúng ta tốt hơn để đối mặt và giải quyết với các thách thức mà chúng ta không lường trước được.


Tác nhân gây bệnh trên cá Nheo ở Việt Nam Tác nhân gây bệnh trên cá Nheo ở… Khử ô nhiễm kim loại nặng trong nước bằng nanocarbon tích điện Khử ô nhiễm kim loại nặng trong nước…