Nỗ Lực Trồng Lại Cao Su
Các tỉnh chịu thiệt hại về cao su hiện đã được Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN khắc phục bằng cách cho trồng lại bằng 3 giống chịu rét tốt của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc vừa “trình làng” là Vân Nghiên 77-4, Vân Nghiên 77-2 và IAN 873 để thay thế một số giống khả năng chịu rét kém đang được trồng như RRIM 600, RRIC 121, PB 260, RRIV 4.
Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN đã nhập về 1 triệu cây giống cao su mới này để trồng lại toàn bộ diện tích cao su bị thiệt hại tại các tỉnh Đông Bắc. Tập đoàn cũng chỉ đạo Viện Nghiên cứu Cao su chủ động xây dựng vườn nhân giống cao su chịu lạnh với 3 giống cao su mới trên để có thể sản xuất trong nước từ năm 2013. Để giảm thiệt hại cho người dân, các chuyên gia trồng cao su đã hướng dẫn thêm cho bà con các kỹ thuật canh tác mới như trồng bằng cây bầu có 2 tầng lá ổn định và tranh thủ trồng sớm trong vụ xuân từ tháng 3 đến tháng 5 để tăng khả năng chịu rét. Thực hiện việc tủ gốc bằng màng PE (trong mùa lạnh), trên có phủ lớp đất có tác dụng giữ ấm cho gốc, rễ; bao tán cho cây bằng túi nilon có tác dụng ngăn chặn sương muối và giữ ấm cho toàn bộ lá. Đồng thời tăng cường các biện pháp chăm sóc vườn cây theo hướng chống rét như tăng liều lượng phân kali.
Bài học sâu sắc nhất từ cây cao su này, theo ông Đức, đó là cần quy hoạch đồng bộ, nhất là rất cần có một doanh nghiệp có kinh nghiệm làm “đầu tàu” trên cơ sở có nhiều giống tốt, kỹ thuật đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ