Nỗi Niềm Của Nông Dân Trồng Chè
Lâm Đồng- “kinh đô chè của Việt Nam” hiện nay, cứ ra quán xá lớn nhỏ bây giờ, người ta thấy nhan nhản cảnh tượng thanh niên đua nhau uống trà líp ton, trà Dimah hay trà sữa Trân Châu Đài Loan.. mang nhãn mác nước ngoài, cứ như một thú chơi hiện đại thời @. Biết mấy ai trong số đó hiểu được một điều rằng: Trà Việt cũng chẳng hề thua kém gì và có khi còn chứa đựng biết bao điều quí giá khác về phương diện văn hoá. Thực ra họ không hề có lỗi, bởi lẽ thói quen do học tập, do giáo dục mà có mà thành.
Bóc một họp trà líp ton giá vài chục nghìn đồng, nếu vào nhà hàng, chỉ cần nhúng một tép trà vào một bộ tách đẹp, thêm chút ít chanh đường, thế đã là một thức nhấm cao cấp với giá tương đối cao. Mấy ai ngờ được rằng, loại chè đen nguyên liệu ở bên trong đó lại ra đi từ những vườn chè, những guồng máy sản xuất của Nhà máy chè Cầu Đất Đà Lạt (và cũng có thể là ở Di Linh, Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trước đây) được bán ra nước ngoài rồi gia công trước khi quay lại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Người ta hơn chúng ta chính là ở hàm lượng công nghệ và chất xám. Đó cũng là điều mà các nhà quản lý, kinh doanh, trồng chè đau đấu mãi mà vẫn chưa tìm được lối ra. Ở Tp Lạt đã từng có doanh nghiệp trăn trở muốn thay thế nước giải khát ở quán xá bằng trà Atiso hay chè xanh miễn phí. Ngay doanh nghiệp trà Hayih cũng đã từng mạnh dạn bỏ ra hàng chục triệu đồng để thiết lập các trà quán tại công viên mở Xuân Hương, ốc đảo hồ Xuân Hương và mới đây là khu du lịch Thung Lũng Vàng với khát vọng mang hương vị của loại chè cao cấp do chính người Việt trồng, chế biến ngay tại vùng đất cao nguyên mang tên Đà Lạt. Nữ chủ nhân của doanh nghiệp này cũng đã từng nghĩ tới việc đầu tư hệ thống trà túi lọc giá mềm để phân phối trong các kênh dịch vụ nhà hàng ở Đà Lạt để thay thế những loại chè ướp hương không mấy có lợi cho sức khoả của thực khách- nhưng vấn đề còn tuỳ thuộc rất nhiều vào thói quen tổ chức và sử dụng hàng hoá đạt chất lượng của chính những người kinh doanh. Rõ ràng vấn đề vẫn còn tuỳ thuộc nhiều ở người buôn bán và cả người tiêu dùng. Cũng lại nói về chè xanh, từ thủa hàn vi xa xưa ông cha ta đã dùng nó như một thứ của qúi sau những giờ nhọc nhằn ruộng nương. Bát nược chè xanh, quán chè đầu đình chẳng phải đã đi vào thi ca, nhạc hoạ tứ bấy lâu nay sao. cùng với hành trình mở đất ở bờ cỏi phương Nam, bát chè xanh đã biến tướng thành những ly chè đá để phù hợp với nhu cầu của cuộc sống, giờ đây ở cả hai miền Nam Bắc, bên cạnh những quán trà theo lối cung đình, ly trà đá vẫn cứ hiện diện như là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với mọi người dân Việt? Người trồng chè không sợ nắng mưa cực nhọc, có giống mới, kỹ thuật mới thì sẵn sàng áp dụng và làm theo. Ấy vậy mà giá chè có lúc quá bèo, quá rẻ.
Công nghệ làm chè xanh trở thành nước giải khát đóng chai không độ đang trở thành mót, được lăng xe tuyệt diệu trên màn hình tivi mỗi ngày. Vậy mà người trồng chè cả nước vẫn chưa có nhiều điều kiện để mở mày mở mặt. Cây chè từ ngót thế kỷ qua đã trở thành máu thịt của người dân Thái Nguyên - Bắc Thái - Lâm Đồng và còn nhiều nơi nữa. Có một doanh nghiệp là trà Tâm Châu-Bảo Lộc, Lâm Đồng từng nuôi mơ ước tìm ra công nghệ chiết xuất hoạt chất quí từ lá chè để phục vụ chữa bệnh ung thư, tăng cường sự trẻ hoá… nếu thành công và bán ra được nước ngoài, nhà nông sẽ đỡ nhọc nhằn và có cơ hội làm giàu từ nghề trồng trà, không phải xuất bán ra bên ngoài với giá thành quá rẻ nhưng khi sản phẩm tung vào thị trường lại được mang nhãn mác, thương hiệu của xứ người. Ước vọng đó tuy chưa trở thành hiện thực nhưng ai dám bảo là nó mơ hồ, viễn vông? Còn nhớ ở mùa lễ hội trà lần đầu tiên tại Đà Lạt năm 2006, cử toạ là những người sành điệu trong giới chè Việt Nam đã tỏ ra ngẫn ngơ, thậm chí ngờ vực trước những lời thuyết trình của tiến sỹ khoa học Trịnh quaNg Dũng tại chiếu trà Cầu Đất. Ông không phải xuất thân từ nghề trà, công việc chính của ông là một chuyên gia thiết kế điẹn mặt trở nỗi tiếng của Việt Nam, từng chu du hơn 40 quốc gia, những cơ may và duyên ngộ trong suốt lộ trình đó đã giúp ông có một ý thức sâu sắc về việc phải đào sâu nghiên cứu các tầng nất của văn hoá việt nam. Cùng với người anh trai –hoạ sỹ lão thành trịnh Quang Vũ (một tên tuổi lớn của làng mỹ thuật tại Hà Nội, từng tham gia đóng góp nhiều cho điện ảnh việt Nam với vai trò hoạ sỹ thiết kế)- đã hơn hai chục năm qua hai anh em tiến sĩ lặng lẽ đi sâu tìm hiểu, thu thập rất nhiều chứng cứ, sách liệu quí hiếm có liên quan đến thời Lê Trịnh.
Điều đáng nói là rất nhiều sách liệu quí hiếm đó hiện đang là những cổ vật được trưng tập ở nhiều quốc gia trên thế giới: Hà lan - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc -M ỹ và Toà thánh Vatican. Theo tiến sỹ Trịnh Quang Dũng, thời chúa Trịnh Cán đã từng có sắc lệnh dàng cho hai loại thuế đặc biệt, đó là thuế muối và thuế trà. Chúa Trịnh là một người đam mê trà đến nỗi tự xây dựng một học thuyết gọi là Trà Nô. Điều này chứng tỏ trong quá khứ, trà đã trở thành một thương phẩm quan trọng được giới vua chúa cung đình quan tâm. Một số sách liệu cũ còn nói rằng: Chúng ta đã từng dùng trà làm cống phẩm để dâng cho Trung Quốc.
Qua câu chuyện với nhiều nghệ nhân trà, đặc biệt là lão nghệ nhân Hà Văn Kính (cố đô Huế, năm nay đa hơn 80 tuổi, ông cũng thừa nhận rằng thời bé đã từng nghe cha và ông nội (vốn là những thợ thêu long bào nỗi tiếng) nói về Trà Nô. Lịch sử luôn có những bước đi và ngã rẽ của riêng nó. Nhưng rõ ràng từ trong sâu thẳmcủa hành trình văn hoá, chè Việt đã là một chất liệu vô cùng quí giá. Nghệ thuật thưởng thức chè của người Việt tuy không cầu kỳ và cao xa như ở những quốc gia đã nâng lên thành tầm trà đạo, nhưng tâm hồn việt được bộc lộ rõ ở những khía cạnh: Nhẹ nhàng, tinh tế và mang tính cộng đồng cao, không phân biệt đẵng cấp giai tầng. Dù ngay trong xã hội hiện tại như bây giờ, bàn thờ tổ tông, bàn thờ gia tiên trong mỗi dịp lễ cúng kỵ, cưới hỏi hoặc tiệc tùng gia đình, gói trà, tách trà bao giờ cũng hiện diện như là một vật vật phẩm không thể thiếu vắng.
Hành trình của chè Việt dù trải qua khá nhiều biến cố về lịch sử nhưng chắc chắn nó vẫn trở thành một ý thức tinh thần không thể thiếu của các thế hệ người Việt. Lại nói về lão hoạ sỹ Trịnh Quang Vũ, trước thời điểm hoàng thành thăng long được công bố, triễn lãm tranh Đông đô-Hà Nội của ông đã gây sững sốt khá nhiều người trong giới phê bình nghiên cứu. Thật ra những bức tranh khổ lớn mô tả vẽ sầm uất, thịnh vượng của vương quốc Đông kinh này được ông phục dựng từ rất nhiều ảnh chụp, ảnh ký hoạ của nhiều hoạ sỹ ở các thế kỷ trước đây, nay chỉ còn lưu lại ở các bảo tàng ngoại quốc. Nhớ câu “trên bến duới thuyền”, “người đông kinh kẻ chợ”… mà người đời nay chỉ lưu truyền lại trong ký ức. Nhưng chắc chắn có một điều rằng là: Trong quá khứ xa xưa, kinh thành cở xưa của người việt đã từng nối quan hệ làm ăn với nhiều thương điếm nỗi tiếng trên thế giới, trong đó có anh, Hà Lan..mà chè là một trong nhửng sản vật được giao dịch nhiều nhất.
Tận mắt chứng kiến tác phẩm vĩ đại “cố thành Thăng long nhìn từ sông hồng tại tư gia của tiến sĩ Trịnh Quang Dũng, chúng tôi không thể không nói lên niềm tự hào của những người hậu bối trước một quá khứ vàng son của cha ông. Chỉ tính phần vóc của tác phẩm này phải làm trong 5 năm, tất cả đều dùng chất liệu tự nhiên, các màu phối đều bằng trái cây với hai màu chủ đạo bằng vàng và bạc thật, được khảm tỷ mẫn theo lối tranh sơn mài cổ truyền. Tác phẩm phục dựng bức tranh hoành tráng của cố thành Thăng Long với phường bát âm, kiệu rước nhà vua linh đình, xa xa là bóng dàng của những tàu thuyền cập bến đặt quan hệ làm ăn với Việt Nam. Nhắc qua điều này để một lần nữa nhấn mạnh rằng: Trong dòng chảy của văn hoá chè Việt, đã có lúc, đã có thời cây chè trở thành tiêu điểm của mọi quan hệ kinh tế mà trách nhiệm của chúng ta- các thế hệ Việt Nam hôm nay cần phải đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu để nhận diện một cách rõ ràng hơn.
Lễ hội văn hoá trà dù tại nơi nào của vùng canh tác chè (Bắc Giang-Phú Thọ, Bảo Lộc –Lâm Đồng..) cũng là cơ hội để niềm tôn vinh đó trở thành một động lực quan trọng để chúng ta nâng cao uy thế và vị trí của riêng cây trà. Cũng như cây chè một nắng hai sương, người trồng chè vẫn nuôi hoài một khát vọng nghìn đời “bao giờ chè mới lên ngôi, để xua mưa nắng, đứng ngồi, chờ trông?”
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ