Mô hình kinh tế Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây

Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây

Ngày đăng 21/10/2015

Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây

Lắng nghe kinh nghiệm của nhà nông

Trao đổi tại diễn đàn, các nhà khoa học đã nghe kinh nghiệm của nhiều nhà vườn “hàng đầu” tại khu vực.

Những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn đã trình bày tham luận khá sắc sảo, với những kinh nghiệm thực tế để mọi người cùng mổ xẻ, phân tích mặt mạnh, điểm yếu.

Đối với cây có múi, diễn đàn có tham luận của nông dân Hồ Văn Út, Nguyễn Hùng Em (cùng ngụ xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, Tiền Giang);

Kinh nghiệm trồng bưởi Năm Roi của nông dân Nguyễn Hoài Sơn (xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long); kinh nghiệm trồng cam sành của nông dân Lê Văn Nhớ (xã Phương Phú, Phụng Hiệp, Hậu Giang) và nông dân Huỳnh Hoàng Anh (xã Tân Thành, Ngã Bảy, Hậu Giang).

Với cây nhãn, dịch bệnh chổi rồng đang tàn phá mạnh, nhiều nông dân đã có tham luận bằng những kinh nghiệm quý báu như nông dân Nguyễn Hữu Đức (xã Phước Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang), nông dân Lương Văn Tuấn (xã Nhơn Nghĩa A, Châu Thành, Hậu Giang).

Thêm một loại trái cây “đầu tàu về xuất khẩu” là thanh long với những dịch bệnh khó trị cũng được nông dân đưa ra các tham luận rất đáng quan tâm như kinh nghiệm của ông Huỳnh Văn Hừng, Lê Văn Thủ (cùng ngụ huyện Chợ gạo, Tiền Giang)...

 

Nông dân Bình Minh, Vĩnh Long trừ bệnh cho cây bưởi Năm Roi.

Trao đổi cùng nhà nông, ông Nguyễn Văn Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã đưa ra giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây có múi là loại bỏ cây bệnh, sử dụng giống cây sạch bệnh, kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để diệt trừ trung gian truyền bệnh mang lại hiệu quả gián tiếp tránh nhiễm.

Ngoài ra, chiến lược phòng trừ mới là trồng xen cây trồng khác, dinh dưỡng hợp lý kéo theo tuổi thọ cây có múi, thay đổi thời vụ trồng, trồng thưa, xử lý thuốc trừ sâu lưu dẫn trên cây giống sạch bệnh trước khi trồng.

Theo các chuyên gia, những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phòng chống dịch bệnh vàng lá greening trên cây có múi trong thời gian qua là thiếu trầm trọng nguồn giống cây sạch bệnh.

Hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây sạch bệnh chưa được tổ chức và hoạt động hiệu quả do nguồn vốn xây dựng hạ tầng cơ sở cao, tăng giá thành sản xuất, cây giống trôi nổi, không sạch bệnh bày bán tràn lan trên thị trường đã áp đảo giống sạch bệnh mà nhà nước chưa có chính sách đồng bộ quản lý.

Kiến thức phòng trị của nông dân còn thấp, tự phát.

Nông dân chưa mạnh dạn đốn bỏ cây bệnh trước khi trồng lại cây sạch bệnh.

Chưa nhận thức rõ tác hại của rầy chổng cánh nên việc áp dụng các biện pháp phòng trừ kém; trồng dày để ăn nhanh; thiếu hệ thống cây chắn gió, lượng phân bón và thuốc BVTV áp dụng thuần túy, khai thác triệt để sức sinh sản của cây, lạm dụng phân hóa học…

Đối với một số cây chủ lực, Bộ NNPTNT đã ban hành Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn thay thế quy trình tạm thời; Cục BVTV đã ban hành Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long thay thế quy trình tạm thời đến nay điện tích nhiễm bệnh nặng đã giảm rõ rệt.

Điển hình như bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã cơ bản khống chế được dịch bệnh và tỷ lệ nhiễm bệnh trong mùa mưa 2015 chỉ còn 15 – 20%/đơn vị diện tích.

Trái cây miền Tây sẽ là chủ lực trong xuất khẩu

Theo TS. Phan Huy Thông - Giám đốc TTKNQG, vùng ĐBSCL hiện có gần 300.000ha cây ăn trái các loại, sản lượng khoảng 3,5 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 38% về diện tích và 44% về sản lượng của cả nước.

Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 150%  so với năm 2013, đạt giá trị cao nhất từ trước đến nay.

Hiện tại, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang trên hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thanh long là loại trái cây xuất khẩu chủ lực với hơn 40% tổng kim ngạch.

Riêng 7 tháng đầu năm, ĐBSCL đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trên 160.000 tấn trái cây đặc sản, giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD.

Dự báo năm 2015, tổng nhu cầu nhập khẩu trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 2,6 triệu tấn là trái cây từ khu vực các nước nhiệt đới.

Với những yếu tố trên, trái cây ở ĐBSCL đứng trước cơ hội lớn để gia nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới.

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu lớn được mở rộng kéo theo diện tích sản xuất cây ăn quả vùng ĐBSCL tăng lên khó kiểm soát.

Các loại dịch hại xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều loại dịch hại nguy hiểm.

Đến hết tháng 8, nhiều diện tích cây ăn trái nhiễm sâu, bệnh rất nặng, chủ yếu là bệnh đốm nâu gây hại 8.697ha thanh long tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang; bệnh chổi rồng hại 13.225ha, nhiễm nặng tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh; bệnh greening gây hại cục bộ trên 4.673ha cây có múi, nhiễm nặng tại các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Phát biểu tại diễn đàn, TS Phan Huy Thông nói: “Nhu cầu sử dụng sản phẩm an toàn trong nước và xuất khẩu là rất lớn.

trái cây Việt Nam đã được cấp mã code xuất khẩu vào các thị trường mới mở.

Đơn cử như chôm chôm, thanh long, nhãn… được Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Hoa Kỳ cấp mã code xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Xoài và thanh long cũng được cấp phép sang thị trường Hàn Quốc, Australia, NewZealand...

Đây là cơ hội lớn và cũng là thách thức không nhỏ trong phát triển sản xuất trái cây”.

Riêng 7 tháng đầu năm, ĐBSCL đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trên 160.000 tấn trái cây đặc sản, giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD.


Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 3 cái lợi Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất… Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế…