Mô hình kinh tế Nông dân Đà Lạt đang phải bán đổ, bán tháo chè ô long nguyên liệu

Nông dân Đà Lạt đang phải bán đổ, bán tháo chè ô long nguyên liệu

Ngày đăng 05/10/2015

Nông dân Đà Lạt đang phải bán đổ, bán tháo chè ô long nguyên liệu

Hầu như tất cả các đơn vị chế biến trà ô long đứng chân trên địa bàn TP Đà Lạt đã tạm ngưng việc thu mua trà nguyên liệu trong dân.

Trong khi đó, hàng trăm hecta chè ô long đang bước vào kỳ thu hoạch cũng chỉ được thu hoạch cầm chừng vì chè hái xuống... không biết đổ đi đâu.

Công ty CP chè Cầu đất không còn cảnh nườm nượp xe vận chuyển chè nguyên liệu ra vào như trước đây

Điêu đừng vùng chè "số một"

Nguyên liệu chè ô long Cầu Đất phục vụ chủ yếu cho các nhà máy sản xuất trà cao cấp đứng chân trên địa bàn của các đơn vị nước ngoài và trong nước như Công ty TNHH Hà Linh, Công ty TNHH Fusheng, Công ty TNHH HaiYih, Công ty cổ phần chè Cầu Đất...

Tuy diện tích và sản lượng không lớn so với cả tỉnh nhưng vùng trà Cầu Đất có vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là vùng nguyên liệu chè cao cấp tập trung của tỉnh để chế biến trà ô long xuất khẩu với các giống chè nhập ngoại như ô long, kim xuyên, thanh tâm, tứ quý, thúy ngọc... (tổng diện tích cây chè của Đà Lạt chỉ 500ha so với 24.000ha chè của cả tỉnh Lâm Đồng).

Hơn thế, sản phẩm trà ô long Cầu Đất - Đà Lạt được đánh giá là có chất lượng cao nhất Việt Nam, còn hơn cả sản phẩm trà ô long của một vài vùng của một số nước truyền thống về trà ô long ở châu Á.

Mới đây nhất, Công ty TNHH Fusheng ra thông báo: “Hiện nay, ngành trà đang gặp nhiều khó khăn.

Trước nhưng khó khăn đó, mặc dù Công ty đã rất cố gắng để duy trì thị trường, duy trì đầu ra cho trà thành phẩm nhưng Công ty lực bất tòng tâm. Vì vậy, Công ty quyết định thu hẹp quy mô sản xuất...

Vì thế, Công ty xin chính thức thông báo:

Bắt đầu từ tháng 1.2016, Công ty ngưng thu mua trà tươi từ các hộ nông dân. Trong thời gian tới, Công ty sẽ phát triển sang lĩnh vực trồng và chăm sóc lan vũ nữ...”.

Trong khi đó, cũng trong tuần qua, bởi sự cố GĐ Hà Thúy Linh đột ngột tử vong tại Trung Quốc (hiện chưa đưa được thi hài về Việt Nam) nên Công ty TNHH Hà Linh cũng đã buộc tạm ngưng thu mua chè nguyên liệu trong dân.

Còn với Công ty cổ phần chè Cầu Đất trong suốt vài tháng qua đã gần như đóng cửa đầu vào nguyên liệu vì đang “thay ngôi đổi chủ” và đang nâng cấp hệ thống dây chuyền chế biến. Riêng với HaiYih, việc thu mua nguyên liệu chè ô long trong dân cũng không vượt quá giới hạn “liên kết” (chỉ vài chục hecta) bởi quy mô chế biến của đơn vị này không lớn.

Nông dân lao đao

Theo ông Hà Phước Ta, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trường (Đà Lạt), người dân Cầu Đất vốn có truyền thống trồng chè (cây chè được người Pháp đưa sang Cầu Đất vào năm 1927). Từ 1995 trở về trước (cuối những năm 20 thế kỷ trước), người trồng chè Cầu Đất - Xuân Trường gắn với Sở trà Cầu Đất (sau đó là Công ty chè Cầu Đất).

Bắt đầu từ cuối những năm 90, khi các giống chè Đài Loan (kim xuyên, thúy ngọc, ô long...) được nhập về và công nghệ chế biến cũng đã có nhiều thay đổi thì vùng trà Cầu Đất thực sự diễn ra một cuộc cách mạng trên cây chè:

Không chỉ thay đổi giống mới mà quy trình trồng và chăm sóc cây chè cũng đã có nhiều đổi khác so với trước; và dĩ nhiên, sản phẩm được làm ra cũng khác, là các loại trà ô long để xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc... là chính.

Cùng đó, cách hợp tác làm ăn giữa giữa nông dân với một số doanh nghiệp nước ngoài đứng chân ngay trên vùng nguyên liệu cũng đã có bước phát triển mới so với kiểu làm như trước đây là nhà nông tự trồng rồi đến vụ thu hoạch mang bán cho nhà máy với giá cả được chăng hay chớ.

Vài năm gần đây, với sự đứng chân của ít nhất 3 doanh nghiệp chuyên sản xuất trà ô long xuất khẩu trên vùng chè Cầu Đất - Xuân Trường (các công ty Fusheng, HaiYih và Hà Linh) đã giúp cho nông dân thực sự yên tâm sản xuất (theo quy trình hướng dẫn của các đơn vị) bằng những hợp đồng được ký kết giữa hai bên với thời hạn từ mười năm đến vài chục năm.

Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trường Hà Phước Ta thì từ mấy chục năm qua (từ cuối những năm 90 đến nay), chưa bao giờ đồng loạt các công ty tạm ngưng thu mua chè nguyên liệu trong dân như thời điểm hiện tại.

Ông Trương Quang Quý - luật sư hỗ trợ pháp lý của Công ty Hà Linh, người đang được chỉ định tạm điều hành Công ty Hà Linh - cho biết:

“Trong tình thế bắt buộc, chúng tôi phải tạm ngưng thu mua nguyên liệu trong dân để sau khi lo chuyện tang ma cho bà GĐ Hà Thúy Linh xong, Công ty sẽ được sắp xếp lại, củng cố lại và sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Nói cách khác, việc tạm ngưng thu mua nguyên liệu chè là việc chẳng đặng đừng của đơn vị trong hoàn cảnh hiện nay”.

Trong khi đó, với Fusheng, trong thông báo do GĐ Công ty - ông Han Wen Te - ký có nêu rõ:

“Với thị trường hiện tại, Công ty không còn khả năng chi trả chi phí thu mua trà tươi cho hộ nông dân do lượng trà khô sản xuất ra vẫn còn tồn kho rất nhiều (hiện tại tồn 60 tấn trà khô)”

. Còn với Công ty cổ phần chè Cầu Đất, ngoài cánh cổng sắt im ỉm đóng từ suốt mấy tháng qua, người ta khó mà biết bên trong đó đang diễn ra những gì; chỉ biết rằng, cảnh nườm nượp những xe chè nguyên liệu ra vào cánh cổng ấy như trước kia, nay đã không còn.

“Với cây chè thì đến ngày là phải hái. Không hái, lứa tới coi như bỏ không. Hiện nông dân trồng chè ở Cầu Đất - Xuân Trường chúng tôi đang rơi vào cảnh bế tắc!” - một nông dân ở Cầu Đất nói.

Vùng chè nguyên liệu Cầu Đất nổi tiếng từ những năm 20 của thế kỷ trước .


Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ… Gần trăm hộ dân nuôi cá lồng bỗng chốc trắng tay, thiệt hại tiền tỉ Gần trăm hộ dân nuôi cá lồng bỗng…