Nông dân Thanh Chương chia sẻ kinh nghiệm trồng xen cho thu nhập 2 trong 1
Trong khi chờ đợi cây thanh long cho thu hoạch, nhiều hộ dân thuộc xóm Liên Châu, xã Thanh Liên, Thanh Chương đã chủ động trồng xen canh hành, tỏi, ngô, lạc, cà… nhằm lấy ngắn nuôi dài.
Nông dân Thanh Liên trồng xen đậu dưới tán thanh long cho thu nhập khá. Ảnh: Lê Chinh
Với chủ trương của xã, hàng chục hộ dân xóm Liên Châu – Thanh Liên – Thanh Chương mạnh dạn thầu 2ha đất bãi, mỗi gia đình từ 2 – 3 sào để trồng cây thanh long. Diện tích đất chia khoảng trống cây thừa tới 4m, cỏ dại mọc nhiều làm cho khâu chăm bón gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân ở đây đã chủ động trồng xen canh các loại cây nông nghiệp như: hành, tỏi, ngô, lạc, cà…
Ưu điểm của cách làm này là tận dụng được nguồn phân bón dư thừa từ cây thanh long và diện tích đất trống hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Ông Trần Văn Hoàng (xóm Liên Châu, Thanh Liên) chia sẻ: “Trung bình cứ mỗi cây thanh long cần đến một xe rùa phân chuồng, phân nhiều nên cỏ dại xung quanh rất phát triển. Từ khi trồng xen lạc, đậu, hành, tỏi vừa có thêm thu nhập vừa đỡ công làm cỏ cho thanh long”.
Bà Nguyễn Thị Hương (xóm Liên Châu, Thanh Liên) chia sẻ: “Nhà tôi trồng xen canh cây cà và cây lạc, cà phát triển nhanh lắm khoảng 3 tháng là có bán, mới đây tính trung bình vườn cà tôi thu về được khoảng 5 triệu đồng. Lạc khoảng 4 tháng là đã thu nhập được, thành ra mỗi năm thêm 2 vụ trồng xen”.
Bà Nguyễn Thị Hương (xóm Liên Châu, Thanh Liên) trồng xen cà dưới thanh long thu thêm được 5 triệu đồng. Ảnh: Lê Chinh
Bên cạnh việc trồng các loại cây xen canh, các hộ vẫn chú trọng chăm bón và áp dụng phương pháp kỹ thuật cho cây chủ lực là thanh long để có nguồn thu nhập “2 trong 1”. Bà Nguyễn Thị Phượng (xóm Liên Châu, Thanh Liên) chia sẻ: “Mùa trước tôi trồng xen canh hành, tỏi và đậu, năm nay trồng ngô, thu về được 2 triệu từ hành tỏi, 1,5 triệu đồng từ đậu xanh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chú trọng chăm sóc cho cây trồng chính là thanh long để có năng suất cao hơn”.
Ông Phan Bá Ngọc, Chủ tịch xã Thanh Liên cho biết: “Việc áp dụng mô hình xen canh như vậy ban đầu mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân. Trong thời gian sắp tới, xã sẽ kết hợp với cán bộ khuyến nông để nhân rộng mô hình và áp dụng phương pháp kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả cao hơn”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ