Mô hình kinh tế Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Ngày đăng 15/06/2015

Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Nông dân Nguyễn Văn Công buồn bã kể: “Ổi hiện chỉ bán được giá 400-500đ/kg, tính ra mỗi tấn chỉ thu về 400.000 đồng, trong khi đó, chi phí thuê nhân công, tiền phân thuốc… cao hơn rất nhiều lần. Dân trồng ổi coi như lỗ chắc”.

Toàn huyện Kế Sách hiện có khoảng 1.000ha trồng ổi do nghề này đã hình thành từ khoảng 10 năm nay. Những năm đầu chỉ ít hộ tham gia, đến khi giá khá cao (đỉnh điểm đến 13 - 14 ngàn đồng/kg), nhiều nông hộ đã ồ ạt chuyển đổi sang trồng, dẫn đến bí đầu ra, tụt giá.

Tương tự, hàng ngàn nông hộ ở “vựa khoai” Bình Tân cũng đang phải đối mặt với cơn tụt giá chưa từng có. Anh Lê Công Bình (ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược) cho biết: Năm vừa rồi, gia đình anh trồng 7 công khoai lang tím Nhật Bản, sau khi thu hoạch trừ hết chi phí anh còn lãi trên 50 triệu đồng. Thấy “ngon ăn”, anh đầu tư tiếp nhưng giá khoai tụt xuống chỉ còn khoảng 120.000 đồng/tạ, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây giống, tiền thuê đất… mỗi công trên 10 triệu đồng.

Toàn huyện Bình Tân hiện có khoảng 10.000ha trồng khoai, thời điểm đầu vụ, khoai được thương lái thu mua với mức giá lên đến 700 - 800 ngàn đồng/tạ, nhưng hiện khoai tốt chỉ còn 85 - 100 ngàn đồng/tạ, trong đó hộ sản xuất đất nhà phải bỏ ra từ 11 - 13 triệu đồng/công, còn đối với đất thuê tốn thêm từ 4 - 6 triệu đồng.

Hiện nay, khoai lang tím Nhật chủ yếu tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, giá cả đều do Trung Quốc quyết định, nông dân phải lệ thuộc vào người mua trong khi gần như không có một hợp đồng nào được k kết, do vậy, việc mua bán của nông dân phải chịu nhiều rủi ro, và thiệt thòi.


Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt… Vàng trắng tới hồi lao đao Vàng trắng tới hồi lao đao