Nông dân vững nghề với phân bón chuẩn không cần chỉnh
Trên đồng đất Yên Lập, nông dân nhận xét, phân bón NPK chuyên dụng lúa Văn Điển rất phù hợp với đồng đất lúa địa phương, hy vọng sau mô hình thắng lợi này, những vụ mùa vàng bội thu sẽ nhiều hơn trên đồng đất lầy thụt của Yên Lập.
Ruộng bón phân NPK Văn Điển đẻ nhánh khỏe, tập trung, số lượng nhánh hữu hiệu nhiều hơn so với ruộng áp dụng bón phân theo phương pháp thông thường
Tìm giải pháp cho vùng dộc chua, lầy thụt
Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ có diện tích gieo cấy lúa hàng năm trên 6.946ha. Đất canh tác phần lớn đất dốc, ruộng bậc thang, nhiều năm tình trạng xói mòn, ruộng chua lầy thụt làm giảm năng suất cây trồng. Phân bón sử dụng chủ yếu NPK thông thường, thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung lượng vi lượng... Vụ mùa năm 2017 Trạm Khuyến nông huyện phối kết hợp với Công ty cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển triển khai thực hiện 3 mô hình sử dụng phân bón NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho cây lúa với quy mô diện tích 13,8ha.
Địa điểm thực hiện: Tại xã Phúc khánh 2ha; Đồng Thịnh 11ha (1ha Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển hỗ trợ); thị trấn Yên Lập 0,35ha; thôn Đồng Trung xã Hưng Long 0,45ha. Mô hình được thực hiện trên chân ruộng vàn, vàn trũng. Lúa cấy vào trà mùa trung, ngày gieo mạ 15 - 20.6.2017. Mô hình sử dụng 2 giống lúa lai NQ 11, GS 999, 1 giống lúa thuần Hà Phát 3.
+ Phân bón: 12,8ha đều sử dụng phân bón NPK của Công ty cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển, áp dụng quy trình bón phân khép kín, lượng phân bón cho 1 sào: phân NPK5-10-3bón lót 25kg, phân NPK12:5:10 bón thúc 14kg (được chia làm 2 lần bón: thúc đẻ và đón đòng).
+ Công thức 1.
Bón lót: Phân chuồng 250-300kg, phân NPK5:10:3: 25kg.
Bón thúc đẻ nhánh: Khi lúa bén rễ hồi xanh: 8kg NPK.
Bón đón đòng: Khi tròn khóm (Trước khi trỗ khoảng 25 ngày): 7 kg NPK12:5:10.
+ Công thức 2: Bón phân theo tập quán: bón lót 300kg phân chuồng +25kg NPK 5:10:3 (của hãng phân bón khác), bón thúc đẻ nhánh 5kg đạm urê + 1kg kali clorua, bón đón đòng 3kg đạm urê + 5 kg kali clorua.
Kết quả trên đồng ruộng
Nhờ chăm sóc đầy đủ, đúng thời điểm nên cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe, cây đồng đều trên đồng ruộng, đẻ nhánh khoẻ, tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, thời gian thăm đồng thường xuyên, phòng trừ sâu, bệnh theo dự tính dự báo của trạm BVTV và trạm khuyến nông huyện. Qua theo dõi sinh trưởng, phát triển lúa tại mô hình cho thấy khả năng phát triển của cây tốt cũng như quy trình bón phân đủ lượng, cân đối dinh dưỡng nên lúa khá cứng cây, sâu bệnh phát sinh gây hại ở mức nhẹ so với bình quân chung trên tràn ruộng.
Giống lúa Hà Phát 3 được bón bằng phân bón đa yếu tố NPK5.10.3 và 12.5.10 Văn Điển cho thấy cây lúa sinh trưởng phát triển cân đối, bộ lá cứng, khỏe, lúa đẻ nhánh tập trung hơn, nhanh gọn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn, độ đồng đều cao, vào chắc xanh và chín rất nhanh so với những ruộng lúa sử dụng phân bón thông thường.
- Ở giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái: ruộng bón phân NPK Văn Điển đẻ nhánh khỏe, tập trung, số lượng nhánh hữu hiệu nhiều hơn so với ruộng áp dụng bón phân theo phương pháp thông thường. - Ở giai đoạn lúa trổ đòng: ruộng bón phân NPK Văn Điển sẽ xuất hiện bạc lá ít hơn do đủ chất dinh dưỡng (áp dụng bảng so mầu lá lúa) phân NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên, nên mầu lá lúa xanh vừa phải, bông lúa có hạt trắc cao hơn so với với ruộng áp dụng bón phân theo phương pháp thông thường.
- Ruộng bón phân NPK thông thường: Người dân phải xác định chính xác được thời điểm bón mà cây lúa cần phân nhất, nếu không xác định đúng thì cây lúa sẽ không cho năng suất như mong muốn (đây là việc người dân chưa có thói quen theo dõi nên việc chưa chính xác).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ