Mô hình kinh tế Nuôi bán thâm canh cá rô phi đơn tính theo hướng VietGAP, hiệu quả vượt trội

Nuôi bán thâm canh cá rô phi đơn tính theo hướng VietGAP, hiệu quả vượt trội

Ngày đăng 08/11/2015

Nuôi bán thâm canh cá rô phi đơn tính theo hướng VietGAP, hiệu quả vượt trội

Trước tình hình đó, đầu năm 2015, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh theo hướng VietGAP.

Chi cục Thủy sản đã lựa chọn 2 hộ ở xã Gia Phương, huyện Gia Viễn tham gia mô hình.

Đây đều là các hộ có điều kiện ao nuôi phù hợp, có đủ năng lực về vốn, nhân lực, kinh nghiệm nuôi và khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật.

Mô hình được triển khai trên diện tích 9.000m2, thả giống đồng loạt ngày 21-4; số lượng giống thả là 18.000 con, cỡ giống 4 - 6 cm/con, mật độ 2 con/m2.

Kết quả, sau 6 tháng nuôi, cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống ước đạt trên 70%, trọng lượng trung bình 700 gam/con, sản lượng gần 10 tấn.

Tổng doanh thu từ mô hình là gần 390 triệu đồng, sau khi trừ chi phí các chủ hộ thu lãi trên 83 triệu đồng.

Anh Đinh Văn Bốn, một trong những hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Nuôi cá cả chục năm nay, nhưng khi tham gia mô hình, tôi mới học được cách nuôi khoa học, bài bản, từ khâu cải tạo ao, chọn giống, chăm sóc đến khâu phòng trị bệnh cho cá...

nhờ đó tránh được nhiều rủi ro.

Đúng là có học có khác!” Anh Bốn cho biết thêm: Vừa qua, gia đình tôi thu hoạch lứa cá đầu tiên, sản lượng hơn 3 tấn, giá bán tại ao 30.000 đồng/kg, thu về 90 triệu đồng, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi cá truyền thống.

Đánh giá hiệu quả của mô hình, ông Đinh Hồng Thế, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Phương, huyện Gia Viễn cho rằng: Rô phi đơn tính là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, có đặc tính nổi trội là ăn tạp, khả năng thâm canh cao, dễ áp dụng cho các hình thức nuôi khác nhau.

Hiệu quả từ việc triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính là cơ sở để các hộ nông dân trong xã áp dụng, nâng cao cao thu nhập cũng như làm đa dạng các mô hình nuôi trồng trên địa bàn.

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thúy, cán bộ Chi cục Thủy sản, phụ trách mô hình cho biết: Tham gia mô hình, các hộ dân đã được hỗ trợ giống, thức ăn.

Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn họ sử dụng các chế phẩm sinh học, hóa chất cải thiện môi trường ao nuôi đúng liều lượng và không nằm trong danh mục cấm lưu hành trong nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn cách thức cho ăn, kiểm tra mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh tránh cá đói, dư thừa thức ăn gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường nuôi;

Sản xuất thức ăn tự chế, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, có ghi chép các thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn…

Việc áp dụng công nghệ nuôi bán thâm canh theo hướng VietGAP đã giải quyết được vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thủy sản, giảm tỷ lệ cá chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, làm giảm thời gian nuôi, hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nuôi bán thâm canh cá rô phi đơn tính là mô hình mới, tuy nhiên bước đầu đã khẳng định được ưu điểm và hiệu quả vượt trội của nó bởi đặc tính dễ nuôi, có khả năng thâm canh cao, chịu được môi trường ô nhiễm tốt hơn các loại cá khác, tận dụng được các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, thời gian nuôi thả ngắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi thả cá rô phi đơn tính còn không ít khó khăn do chưa có quy hoạch vùng sản xuất nuôi thả thuỷ sản tập trung, kỹ thuật nuôi của nông dân còn hạn chế, đầu ra cho sản phẩm phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thị trường.

Bên cạnh đó, nguồn cung cấp cá giống hiện đang phụ thuộc hoàn toàn việc nhập ở các tỉnh khác về.

Do vậy, thời gian tới, để từng bước mở rộng diện tích nuôi, góp phần nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu thuỷ sản nuôi thả, từng bước tạo ra các vùng chuyên canh cá rô phi đơn tính, nuôi thả tập trung, ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ nông dân cần quan tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ và hiệu quả.

Trước hết, trong công tác định hướng quy hoạch các vùng nuôi thả cá rô phi đơn tính cần quan tâm lựa chọn các vùng mà người dân có điều kiện về vốn, thị trường, kỹ thuật.

Các vùng quy hoạch cần được hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng như: điện, giao thông, thuỷ lợi để tạo điều kiện cho nuôi thâm canh.

Các địa phương có lợi thế nuôi thả thuỷ sản, cần đẩy mạnh phối hợp với ngành chức năng tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân thông qua các lớp tập huấn, tham quan, hội thảo; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hộ sản xuất để cung cấp con giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm;

Hướng dẫn nông dân thực hiện các công thức nuôi thả luân canh, thâm canh, nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi VietGAP;

Áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trị bệnh, sử dụng các loại thức ăn công nghiệp kết hợp với một số loại thức ăn có sẵn để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm, tiến tới tạo nguồn sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng và chế biến, xuất khẩu.


Trắng tay, vỡ nợ, bỏ xứ vì tôm Trắng tay, vỡ nợ, bỏ xứ vì tôm Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản