Mô hình kinh tế Nuôi bò khổng lồ kỹ thuật nuôi

Nuôi bò khổng lồ kỹ thuật nuôi

Ngày đăng 11/11/2015

Nuôi bò khổng lồ kỹ thuật nuôi

Nuôi dưỡng bê hướng thịt

Nuôi bê bú sữa: Cho bê bú sữa đầu của bò mẹ càng sớm càng tốt.

Trong thời gian bê bú sữa cần nuôi dưỡng bò mẹ thật tốt.

Thường bò lai Sind từ tháng 4 sau đẻ lượng sữa bắt đầu giảm.

Vì thế phải bổ sung 5 - 10 kg cỏ tươi; 0,2 kg cám hỗn hợp mỗi ngày.

Nuôi bê sau cai sữa đến trước lúc vỗ béo: Đây là giai đoạn chuẩn bị trước lúc đưa bê vào vỗ béo.

Đối với các cơ sở tự túc được thức ăn thì trong mùa đông phải tận dụng được tối đa thức ăn ủ xanh và cỏ khô.

Trong mùa hè cho ăn thức ăn xanh (tại chuồng hay chăn thả).

Bên cạnh các thức ăn tự túc có thể sử dụng các phụ phẩm nông, công nghiệp cho bê ăn.

Chăn nuôi bê thịt từ 12 - 15 tháng tuổi: Bê được nuôi chăn thả hoặc vận động tự do.

Nuôi riêng bê đực và bê cái.

Bê đực có thể nuôi nhốt hoặc chăn thả khu riêng.

Nước uống tự do.

Dùng thức ăn thô xanh là chủ yếu.

Chăn thả kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng.

Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp có 14 - 15% đạm thô, 2.500 - 2.600 Kcal năng lượng trao đổi; 1,5% khoáng; 40 - 50 gr muối ăn.

Khẩu phần trong 1 ngày là: Cám hỗn hợp 1,5 - 2 kg ; cỏ tươi 35 -38 kg.

Dùng cỏ xanh, nếu thiếu thay thế cỏ bằng rơm khô, ủ chua, bã sắn, bã bia.

Vỗ béo trước lúc giết thịt: Vỗ béo là nuôi dưỡng đặc biệt với mức ăn dồi dào, khẩu phần có giá trị hoàn thiện nhằm mục đích thu được ở con vật một lượng thịt tối đa với những chất lượng mong muốn.

Thời gian vỗ béo tuỳ thuộc vào độ béo của bò trước khi vỗ béo và yêu cầu của thị trường về chất lượng thịt...

Thông thường thời gian vỗ béo là 60 hoặc 90 ngày.

Sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung thức ăn tinh để vỗ béo.

Tỷ lệ thức ăn tinh và thô trong khẩu phần cho hiệu quả cao nhất là 4:1.

Nuôi dưỡng bò sinh sản

Trước khi đẻ 30 ngày và sau khi đẻ 10 ngày bò được nuôi riêng.

Chuồng nuôi bò đẻ phẳng, không trơn hoặc có lót chuồng bằng chất độn (rơm, cỏ khô...), mỗi tuần tẩy uế 1 lần bằng vôi bột.

Bò đợi đẻ và đẻ nuôi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh.

Hàng ngày vận động 2 - 3 giờ vào lúc nắng ấm, có người theo dõi.

Nếu chăn thả phải có khu riêng, phẳng và gần chuồng nuôi, có khẩu phần ăn riêng.

Trước khi đẻ luôn chú ý tới bầu vú đề phòng viêm nhiễm.

Đỡ đẻ: Khi phát hiện bò trở dạ sắp đẻ cần chuẩn bị dụng cụ: Kéo đã sát trùng, cồn sát trùng, khăn vải khô, dung dịch thuốc tím, xà phòng, rơm hoặc cỏ khô, muối, cám hỗn hợp.

Trước khi bò đẻ dùng nước, thuốc tím rửa sạch phần thân sau bò (mông, âm hộ, bầu vú, đuôi).

Sát trùng tay người đỡ đẻ bằng cồn 75 độ.

Chủ yếu để bò đẻ tự nhiên.

Bê đẻ ra: Dùng tay móc các dịch bẩn trong miệng, mũi bê.

Dùng 2 ngón tay vuốt dây rốn từ trong ra ngoài, dùng kéo đã sát trùng cắt dây rốn cách thành bụng 8 - 10cm.

Sát trùng vết cắt bằng cồn 75 độ hoặc Lugon, bóc móng cho bê.

Dùng rơm hoặc vải khô lau toàn thân bê, cân khối lượng, đưa vào cũi có lót rơm hoặc cỏ khô.

Để bê vào vị trí cho bò mẹ liếm.

Bò đẻ xong thì dùng nước và thuốc tím rửa vào phần thân sau bò, cho bò mẹ uống nước cháo ấm (mùa đông) hoặc nước hòa 1 kg cám với 60 - 80 gr muối.

Vệ sinh nơi bò đẻ, đưa bò mẹ vào nơi nuôi khô, phẳng.

Theo dõi nhau, không để cho bò mẹ ăn nhau.

Nếu sau khi đẻ 12 giờ nhau không ra, bò bị sát nhau cần báo để bác sĩ thú y can thiệp.

Bò sau khi vỡ ối 1 giờ mà chưa đẻ được, báo cán bộ thú y can thiệp.

Thức ăn cho bò đẻ: Trước khi bò đẻ 15 ngày không cho ăn bã bia, ủ chua và thức ăn kích thích xuống sữa sớm.

Hỗn hợp thức ăn tinh cho bò đẻ có dinh dưỡng: Đạm thô 14 - 16% và năng lượng trao đổi 2.600 - 2.700 Kcal.

Khẩu phần ăn trong 1 ngày là cám hỗn hợp 2 kg, muối ăn 60 gr, cây xanh 30 - 35 kg.

Sau khi đẻ cho ăn 1 kg cám hỗn hợp/ngày.

Theo dõi bầu vú bò, nếu bò bị cương vú thì giảm thức ăn tinh, nếu bò bình thường thì cho ăn theo tiêu chuẩn.

Sau khi đẻ 1 giờ cho bê bú sữa đầu.

Có thể dùng bã bia, bã sắn, cỏ khô thay thế cây xanh.

Đối với các loại thức ăn lỏng như rỉ đường trộn với các loại thức ăn khác, không trộn rỉ đường với cây xanh non.

Cho bò uống nước tự do.

Nuôi bò cái đang nuôi con:

Giai đoạn đầu sau khi đẻ (từ ngày bò đẻ đến tuần thứ 8) cần cung cấp thức ăn tinh tốt cho bò ở giai đoạn này để bò có sữa nhiều nhất.

Nuôi dưỡng kém trong giai đoạn này sẽ làm giảm lượng sữa nuôi bê và bò biểu hiện động dục lại không rõ ràng, khó phát hiện.

Hỗn hợp thức ăn tinh cho bò có dinh dưỡng: Đạm thô 14 - 16% và năng lượng trao đổi 2.600 - 2.700 Kcal.

Khẩu phần ăn trong 1 ngày là cám hỗn hợp 2 - 3 kg, muối ăn 60 gr; cây xanh 30 - 35 kg.

Giai đoạn giữa (từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 16 sau khi đẻ), giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô và giảm lượng đạm.

Hàm lượng đạm khoảng 13 - 15% trong khẩu phần.

Khẩu phần ăn trong 1 ngày là cám hỗn hợp 2 kg, muối ăn 60 gr, cây xanh 30 - 35 kg.

Giai đoạn cuối (từ tuần 17 sau khi đẻ), bò được phục hồi cơ thể và dự trữ dinh dưỡng cho lần đẻ sau.

Thức ăn thô chiếm phần chính, giảm lượng thức ăn tinh, giảm hàm lượng đạm trong khẩu phần.

Hàm lượng đạm khoảng 13% là phù hợp.

Khẩu phần ăn trong 1 ngày là cám hỗn hợp 1 - 1,5 kg, muối ăn 60 gr, cây xanh 30 - 35 kg.

Chú ý:

- Bò đẻ lứa 1, 2 còn tiếp tục tăng trọng lượng, vì vậy phải cho ăn tăng 0,5 kg cám/ngày.

- Trong vòng 6 - 7 ngày sau khi đẻ cần thụt rửa đường sinh dục bằng dung dịch Lugol hoặc các dung dịch sát trùng nhẹ khác.

- Sau khi bò đẻ một tuần không nên cho ăn ngay các loại thức ăn củ quả và các loại thức ăn nhiều nước khác.

Tốt nhất là cho ăn cỏ phơi tái, cỏ khô loại tốt.

Chuồng nuôi bò thịt

- Hướng: Nên chọn hướng nam hoặc đông nam, chuồng phải đảm bảo thông thoáng, mát mẻ, tránh được gió lùa và nắng chiếu xiên vào buổi chiều.

Cần bố trí hệ thống cây xanh, cây bóng mát xung quanh chuồng nuôi .

- Vị trí xây dựng chuồng trại: Chuồng bò phải cách xa nhà ở tối thiểu 25 - 30m, đảm bảo cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt, thuận lợi cho công việc vệ sinh chuồng trại.

- Xây dựng hệ thống máng ăn, máng nước đảm bảo láng nhẵn bề mặt để dễ vệ sinh, phải có van nước và xây dựng hệ thống cung cấp nước đầy đủ.

Chiều cao mặt trước máng 60 cm , chiều cao mặt sau máng 40 cm, chiều rộng của máng là 35 - 40 cm.

Máng phải được đặt ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào nước uống và thức ăn trong máng và thuận lợi khi làm vệ sinh.

Máng phải được cọ rửa sạch sẽ hàng ngày.

- Có kho để thức ăn thô và thức ăn tinh riêng đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

Kho chứa thức ăn phải thoáng mát, tránh ánh nắng.

Các vật chứa thức ăn cần phải có nắp kín.

- Diện tích chuồng nuôi cho mỗi bò từ 3 - 4 m2 (bò cái), 5 - 6 m2 (bò đực).

Nền chuồng phải đảm bảo không trơn trượt, có độ dốc 2 - 3%.

Kích thước chỗ đứng: 1,6 x 1,m (bò cái), 2 x 1,8 m (bò đực).

- Làm hệ thống chống nóng trong chuồng như quạt hoặc hệ thống phun thổi nước vào mùa hè.

- Chuồng cho bê:

Thiết kế đáy chuồng cao hơn mặt nền chuồng có kẽ hở để phân và nước tiểu dễ dàng thoát xuống nền chuồng.

Trên các thanh ngang của mặt đáy chuồng lót rơm khô (khoảng cách giữa các thanh ngang của đáy chuồng bê tối thiểu là 2 cm).

Chuồng bê có các giá đỡ xô (cho bê ăn thức ăn tinh và đựng nước uống), máng cỏ hoặc các thức ăn hỗn hợp.

Chuồng phải đảm bảo sự thông thoáng.


24.000 lao động nông thôn Hải Phòng được đào tạo nghề 24.000 lao động nông thôn Hải Phòng được… Có biogas, càng nuôi càng hăng Có biogas, càng nuôi càng hăng