Mô hình kinh tế Nuôi cá biển tiềm năng bị bỏ ngỏ

Nuôi cá biển tiềm năng bị bỏ ngỏ

Ngày đăng 14/10/2015

Nuôi cá biển tiềm năng bị bỏ ngỏ

Doanh nghiệp của Việt Nam không đầu tư vào nuôi cá biển vì nhiều lý do

Trong số hàng trăm doanh nghiệp thủy sản hiện nay, không doanh nghiệp nào của Việt Nam đầu tư vào nuôi cá biển vì nhiều lí do, nhưng quan trọng nhất vẫn là vấn đề vốn đầu tư.

Với kim ngạch khoảng 8 tỷ USD xuất khẩu thủy hải sản năm 2014, tôm chiếm 4 tỷ USD, cá tra chiếm 1,8 tỷ USD… cá biển chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Sân chơi của doanh nghiệp ngoại

Cả nước hiện có ba doanh nghiệp tham gia nuôi cá biển với quy mô công nghiệp thì cả ba đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI).

Tại Bình Định, dự án của Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đầu tư hai lồng nuôi. Tại Phú Yên, một doanh nghiệp FDI đã đầu tư 25 lồng Na Uy để nuôi cá giò (cá bớp).

Tại Khánh Hòa, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khác đầu tư 140 lồng Na Uy để nuôi cá giò và cá chim vây vàng. Sản lượng cá thu hoạch được chủ yếu là xuất khẩu, một phần bán tại nội địa.

Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 với sự tài trợ của Cơ quan hợp tác và Phát triển Na Uy (NORAD) cũng đã nuôi 12 lồng cá chim vây vàng.

TS. Lê Văn Khôi - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho biết, có 2 trong số 12 lồng có thể cho chìm khi bão lớn;

Độ bền sử dụng khoảng 50 năm và quan trọng nhất là loại lồng nuôi cá này hoàn toàn có thể sản xuất ở trong nước.

Với vốn đầu tư 10 tỷ đồng, sử dụng thức ăn công nghiệp, tỷ lệ cá sống từ khi còn là cá giống đến khi trở thành thương phẩm đạt 85 - 95%. Mô hình có quy mô sản lượng 250 - 300 tấn/năm.

Cá nuôi có giá bán tại bè là 105.000 - 120.000 đồng/kg. Những lô hàng cá nuôi đầu tiên đã được xuất khẩu sang Mỹ và tiêu thụ tại TP.HCM cho hiệu quả kinh tế rất cao.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Tổng thư ký, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, nếu doanh nghiệp bỏ ra 1 tỷ USD để đầu tư trong vòng 1 năm sẽ cho sản lượng cá nguyên liệu 3 tỷ USD, nếu qua chế biến thì giá trị sẽ nhân lên nữa từ 1,5 - 2 lần.

Theo TS Dũng, Việt Nam có đủ điều kiện tự nhiên và kỹ thuật để trở thành một cường quốc về nuôi thủy sản biển.

“Việc phát triển công nghiệp thủy sản biển quy mô lớn vừa giải được bài toán về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vừa có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Dũng nói.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nuôi thủy sản, nhưng đến nay nghề nuôi thủy sản biển mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và tự phát là chính.

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng sản lượng nuôi cá biển chỉ chiếm 1,19%, nhuyễn thể 19,48%, rong biển 2,78%, các đối tượng hải sản khác 6,35%.

Theo quy hoạch của ngành thủy sản biển, đến năm 2020, diện tích nuôi cá biển đạt 7.270 ha, cho sản lượng 122.000 tấn, giá trị sản xuất 26.190 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD.

Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp trong nước không mặn mà đầu tư, mục tiêu trên cũng khó lòng đạt được.

Khó khăn từ nhiều phía

Các doanh nghiệp trong nước không mặn mà đầu tư nuôi cá biển, vì thế mục tiêu xuất khẩu 180 triệu USD khó lòng đạt được

Theo TS. Lê Văn Khôi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 thì con giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ, suy giảm môi trường, biến đổi khí hậu… và sự xung đột lợi ích với ngành khác là hàng loạt rào cản mà các doanh nghiệp đầu tư cần phải vượt qua.

Việc sản xuất con giống ở quy mô nhỏ lẻ, trong khi còn phụ thuộc nguồn nhập khẩu tiểu ngạch sẽ dẫn tới sự thiếu hụt con giống cả về số con và chất lượng giống, cũng như không đáp ứng được yêu cầu mùa vụ.

Thức ăn cho đối tượng nuôi biển không thể phụ thuộc mãi vào nguồn cá tạp, trong khi thức ăn công nghiệp chưa được phát triển đúng mức”, TS. Khôi cho hay. Hiện tại, theo Tổng cục Thủy sản, có tới 80% thức ăn thủy sản là nhập khẩu hoặc do doanh nghiệp FDI sản xuất.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển cũng đang là thách thức cho sự phát triển bền vững của nghề này.

Hiện, sản phẩm nuôi trồng thường ở dạng tươi sống và chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch.

Các nhà máy chế biến trong nước hầu như không tham gia mắt xích tiêu thụ sản phẩm nuôi biển.

Trong khi đó, khó khăn về đầu tư chế biến thức ăn chăn nuôi cũng không dễ dàng giải quyết khi mà quy mô đầu tư theo mong muốn của người nuôi với nhà đầu tư không tương thích với nhau.

Một chuyên gia của USSEC (Hội đồng xuất khẩu đậu nành Mỹ) lấy dẫn chứng, trong khi các hộ nuôi hay doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư từ 0,5 - 2 triệu USD thì nhà đầu tư nuôi thủy sản biển lại mong muốn quy mô ở mức 25 - 50 triệu USD.

Không tìm được tiếng nói chung, những người cần vẫn không thể tiếp cận vốn.

Để phát triển ngành công nghiệp nuôi biển, Việt Nam cần xây dựng quy hoạch công nghiệp nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và cần ban hành một nghị định về khuyến khích nuôi biển cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư và tín dụng và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp nuôi biển với công nghiệp dầu khí, quốc phòng.

“Đã đến lúc Nhà nước cần sớm nghiên cứu thành lập cơ quan cấp bộ chuyên trách về kinh tế biển như mô hình tổ chức của nhiều quốc gia khác”, ông Dũng kiến nghị.

Có thể học kinh nghiệm từ Na Uy

Nuôi cá trên biển, dù với mật độ dày vẫn không bị ô nhiễm gây bệnh cho cá vì thức ăn thừa và chất thải đều trở thành thức ăn cho các sinh vật biển.

Trên thế giới, Na Uy là quốc gia có mô hình nuôi biển thành công nhất hiện nay và Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi những kinh nghiệm từ nước này.

Na Uy hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.

 Ông Trần Nam Thanh, chuyên gia trong lĩnh vực nuôi cá biển.


Hội thảo 'Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới - Định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón Hội thảo 'Thực trạng thị trường phân bón… Giá lúa tăng trở lại Giá lúa tăng trở lại