Tin thủy sản Nuôi cá đuôi kiếm trong hồ thủy sinh đẹp lung linh hợp phong thủy

Nuôi cá đuôi kiếm trong hồ thủy sinh đẹp lung linh hợp phong thủy

Tác giả Minh Châu, ngày đăng 01/02/2018

Nuôi cá đuôi kiếm trong hồ thủy sinh đẹp lung linh hợp phong thủy

Cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh được nhiều người ưa thích nuôi trong hồ thủy sinh, cá này là loài dễ nuôi và sinh sản nhanh. Đặc biệt, bể cá đuôi kiếm cũng là một vật làm đẹp cho phong thủy của gia chủ.

Cá đuôi kiếm dễ nuôi, dễ sinh sản. Ảnh: Thế giới cá cảnh 

Cá đuôi kiếm còn có tên khác như hồng kiếm; đuôi kiếm,... khi trưởng thành tính luôn chiều dài đuôi có thể đạt 12 – 16 cm. Cá kiếm thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá thích hợp nuôi ở nhiệt độ nước (C): 18 – 28, pH: 7,0 – 8,3. Theo những người nuôi cá cảnh chuyên nghiệp, cá kiếm dễ nuôi, dễ ăn, thức ăn cho loài cá này là vụn bã thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên... Cá có khả năng thích nghi cao, có thể nuôi chúng trong hồ thủy sinh hoặc hồ treo tường.

Theo anh Hữu Toàn - bán cá cảnh trên phố Khương Trung - Thanh Xuân (Hà Nội), giá cá kiếm rẻ thích hợp với túi tiền người bình dân giá dao động từ 2000 đồng đến 5000 đồng một con. Cá được làm cảnh và có thể nuôi để diệt trừ lăng quăng, góp phần phòng chống được bệnh sốt xuất huyết hiện nay ở nước ta.

Chị Thu - bán cá dạo trên phố Lê Duẩn -  Đống Đa (Hà Nội) cho biết, để nuôi loại cá này, tuy rất đơn giản nhưng cũng như các loại cá khác, nước phải thường xuyên được thay không để quá bẩn. Nếu có máy lọc trực tiếp là tốt nhất. Nếu không tuổi thọ của cá sẽ ngắn và bể nuôi không đẹp mắt.

Cá đuôi kiếm có một cơ thể thon dài với mõm cùn. Cơ thể có màu ô liu trong suốt kết hợp với sọc màu đỏ, màu vàng hoặc nâu dọc theo đường bên. Vây lưng là một màu vàng-xanh trong kết hợp với một hoặc nhiều hàng chấm màu đỏ và đôi khi có đốm ở phần đuôi. Vây lưng có từ 11-14 tia mềm trong khi vây hậu môn có 4-10 tia mềm. Cách phân biệt cá đực và cá cái: Phần dưới đuôi cá đực dài trong như một cây kiếm và nhọn hơn cá mái. Ngoài còn có cá song kiếm: trên dưới đuôi đều dài ra, trông rất uy. Cá đuôi kiếm đực có bụng thon và cái đuôi nhọn khi trưởng thành, cá cái có thân hình tròn và cái đuôi tròn.

Các đuôi kiếm là loài cá khỏe mạnh và khá dễ nuôi cá phù hợp nuôi trong bể cá thủy sinh có nhiều loài. Nó dễ chăm sóc và đòi hỏi nhiều không gian cho việc bơi lội. Vì vậy khi thiết kế bể nuôi cần chú ý bể nuôi nên thông thoáng giàu oxy, độ kiềm phù hợp kết hợp bộ lọc mạnh để duy trì nồng độ oxy cao. Cá đuôi kiếm là loài cá thích hoạt động có khả năng nhảy xa nên bể phải được che chắn bằng nắp thích hợp để ngăn cá nhảy ra ngoài. Bể cá cũng cần thay nước thường xuyên. Bể cần trồng nhiều cây thủy sinh.

Loài cá này được xem là loài cá có tính hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác. Nhưng trong thời gian giao phối con đực có thể hung hăng thậm chí đánh nhau nhau để tranh giành cá cái. Để cá có thể sinh sản tốt, chọn những con giống khỏe mạnh. Khi cá đẻ trứng phải tách riêng bố mẹ vì cá hay ăn trứng và không có thói quen nuôi con.

Cá thường đẻ vào ban đêm, mỗi đợt sinh khoảng 12-13 con. Cá con được sinh ra có màu vàng, khỏe mạnh và bơi lội khắp hồ. Trong 3 ngày đầu sau sinh, không nên cho cá ăn thức ăn

Cá đuôi kiếm đuôi kiếm rất khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, cá ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm. Ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm, khi cá bệnh (tức nguồn nước ô nhiễm rất nặng làm tăng tính axit của nước), lúc này bạn cần thay nước (nước mới đã để ngoài không khí 3 ngày) và cho một ít muối vào bể, cá sẽ tự khỏi bệnh.


Cá rồng ngân long được nuôi làm phong thủy, mang về tài lộc cho gia chủ Cá rồng ngân long được nuôi làm phong… 2018, con tôm có bật xa? 2018, con tôm có bật xa?