Cá lóc Nuôi cá lóc thương phẩm, người nông dân kiếm tiền tỉ như doanh nhân

Nuôi cá lóc thương phẩm, người nông dân kiếm tiền tỉ như doanh nhân

Tác giả Minh Châu, ngày đăng 18/01/2018

Nuôi cá lóc thương phẩm, người nông dân kiếm tiền tỉ như doanh nhân

Cá lóc là loài cá ăn tạp dễ nuôi, ít bệnh tật. Bên cạnh đó, loài cá này có thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng...

Cá lóc là loài cá dễ nuôi cho năng suất cao. Ảnh: Báo Vĩnh Long 

Cá lóc hay còn gọi là cá quả Việt Nam hoặc cá quả ta, cá tràu ta hay cá lóc đồng là một loài cá nước ngọt trong họ Cá quả (cá tràu). Cá lóc Việt Nam nhỏ, thân thuôn dài, có màu đen vàng, hoa đốm xanh, chúng nhìn nhanh nhẹn hơn, màu đen vàng, thân, đuôi thuôn dài, sờ vào chắc, đặc biệt loại cá bông lau có hoa văn màu vàng xanh. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt, lưng có màu đen ánh nâu. Cá lóc Việt Nam có con có màu hơi ngả vàng, bụng cá ít mỡ, thịt cá khi luộc chín thì thơm và dẻo.Cá còn có lưỡi giống như lưỡi lợn.

Cá lóc Việt Nam có 3 loại, cả ba loại trên đều có mình thuôn dài, đuôi dẹp. Trong số chúng có loại cá lóc nhím, thuộc loại có da trơn, đầu giống rắn, mình và đuôi như con cá chạch, dài 1,14 m, nặng 4,2 kg. Có mỏ nhọn dài. Cá lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi thịt ngon, bán được giá, ít bị bệnh và dị tật. Cá lóc đầu nhím là con lai giữa lóc môi trề và lóc đen. Ngoài tự nhiên, cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt. Chúng là động vật ăn thịt, có tập tính bắt mồi nhưng trong điều kiện nuôi, cá quen dần việc ăn thức ăn tĩnh và ăn được nhiều loại thức ăn. Cá lóc cá đầu vuông: Có đầu vuông mình to. Cá lóc bông: Có mình trắng sọc đen.

Theo các kỹ sư nông nghiệp, trong những năm gần đây nhiều nơi đã tiến hành nuôi cá lóc nhất  là ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ,…Loài cá này sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông và thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nươc lợ (10-12‰), đây là ưu thế để phát triển mô hình nuôi thâm canh trong ao, bể xi măng, lồng. Cá lóc là loài ăn tạp, thức ăn thiên về động vật, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Cá lóc có thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng...

Kinh nghiệm của chủ trang trại nuôi cá Minh Tâm (Đồng Nai), cho biết loài cá này ăn mạnh vào mùa hè, ăn ít vào mùa đông. Vì vậy, cá tăng trưởng vào mùa hè nhanh hơn các mùa khác và sinh trưởng chậm ở nhiệt độ dưới 20 độ C. Cá lóc giống cỡ 20-30g/con cm sau 7-8 tháng nuôi có thể đạt khối lượng trung bình từ 1,2-1,5 kg/con, thậm chí có thể đạt 1,5-2,5 kg/con. Cá lớn nhanh từ tháng thứ tư, thứ năm.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cá lóc phải được xây dựng tại vùng đất không bị nhiễm phèn, gần nguồn nước. Cần chặt tán cây che khuất mặt ao, dọn dẹp sạch sẽ các bụi rậm, cỏ xung quanh ao. Tháo cạn nước ao và dọn sạch rác, bắt cá tạp và địch hại (rắn, cua, ếch,…), vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao, tu bổ cống, bờ ao, san lấp các lổ rò rỉ.

Rãi vôi bột xuống đáy và xung quanh ao để giệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng từ 10-15 kg/100m2. Sau đó phơi nắng từ 3-4 ngày rồi tiến hành bón phân chuồng ủ hoai lượng từ 25-30 kg/100 m2 hoặc phân vô cơ, liều lượng 0,3-5 kg kg/100 m2. Sau khi bón phân lấy nước vào ao qua lưới lọc cho tới mực nước 1,5-2 m.

Trong trường hợp nuôi trong bể xi măng nên ngăn ra thành các bể nhỏ để tiện chăm sóc và có thể tách riêng cá theo từng cỡ để nuôi khi cá phân đàn. Bể nuôi có độ sâu từ 1 – 1,5 m. Có thể xây bể nổi hoặc bể chìm. Bể chìm thì bể sẽ chắc chắn hơn và nhiệt độ nước trong bể nuôi ổn định hơn so với bể nổi hoàn toàn trên mặt đất. Tuy nhiên chỉ xây bể chìm khoảng 1/2 - 1/3 chiều cao của bể, nếu xây chìm quá thì sẽ khó thoát nước và bể nuôi dễ bị ngập khi xảy ra mưa lụt.

Đối với bể mới xây, để làm sạch xi măng mới dùng phèn chua hoặc dùng thân chuối chát xắt nhỏ cho nước vào đầy bể xi măng và tiến hành ngâm bể từ 7– 10 ngày. Sau đó xả nước ngâm ra và cho nước sạch vào để rửa sạch bể rồi ngâm tiếp bể bằng nước sạch. Đối với bể cũ ngâm bể bằng nước sạch 2 – 3 ngày rồi tiến hành chùi rửa sạch sẽ.

Chọn giống và mật độ nuôi

Cần chọn lựa giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không bị mất nhớt. Cá giống cần đạt kích cỡ 20 – 30g/con. Mật độ thả 70 – 90 con/m2. Thời vụ thả: Tùy theo vùng miền, khu vực phía Nam có thể thả cá lóc nuôi quanh năm, có thể chia ra làm 2 vụ chính như sau: Vụ 1: Từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch; Vụ 2: Từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch.

Cách thả: Cho cá làm quen với môi trường nước bằng cách cho túi cá xuống bể từ  5 - 10 phút mới mở túi cho nước bể tràn vào một ít và để cá từ từ bơi ra ngoài bể. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2 - 3% trong thời gian 5 - 10 phút.

Thức ăn cho cá

Cá lóc là loài ăn động vật, cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn như: cá, tép, ếch nhái….Trong quá trình nuôi có thể tập cho cá quen dần với thức ăn tự chế với nguồn nguyên liệu là cá tạp, tấm, cám, bắp….hoặc thức ăn công nghiệp.

Cách cho ăn: Trong hai tháng đầu: Thức ăn được nấu chín, xay nát hoặc bằm nhỏ; Khi cá lớn: Thức ăn băm nhỏ hoặc cắt khúc cho phù hợp với kích cỡ miệng cá. 

Khẩu phần ăn: Từ khi thả cho đến 2 tháng tuổi cho ăn từ 3 - 5% trọng lượng thân; Giai đoạn sau: Cho ăn từ 2 - 3% trọng lượng thân. Hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo từ 25 - 35% thì mới đạt được trong nhu cầu dinh dưỡng của cá. Khoảng 5 - 7 ngày nên bổ sung thêm VitaminC vào thức ăn. Thời gian cho ăn: Khoảng 7 - 8h sáng và 5 - 6h chiều.

Cách chăm sóc

Sau một tháng kiểm tra trọng lượng cá một lần để tách nuôi riêng con lớn, con nhỏ để cho cỡ cá nuôi được đồng đều và tăng trưởng tốt hơn. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

Càng về cuối vụ, chất lượng nước trong bể nuôi cá càng nhanh bị ô nhiễm, vì thế cần quản lý chặt chẽ khâu quản lý thức ăn và thay nước trên nguyên tắc là thay từ từ, tạo sự thích nghi dần, trách hiện tượng thay nước nhiều, đột ngột làm cá sốc.


Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi lồng bè tại tỉnh Quảng Nam (cá lóc) Đặc điểm sinh học của một số loài… Quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm cho năng suất cao Quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương…