Tôm thẻ chân trắng Nuôi cá trong mương vườn

Nuôi cá trong mương vườn

Ngày đăng 17/06/2015

Nuôi cá trong mương vườn

Ngoài ra lượng bùn đáy do thức ăn thừa của cá, phân cá… lắng tụ xuống là nguồn phân bón tốt cho cây trồng trong vườn. Nước ao cũng là nguồn nước tưới cây.

Việc nuôi cá trong mương vườn có một số hạn chế và khó khăn do đặc điểm của hệ thống mương vườn như:

- Mương vườn thường quá dài mà lại hẹp chiều ngang, rất khó cho việc chăm sóc và thu hoạch cá.

- Mương vườn thường bị che phủ bởi các tàn cây rậm rạp nên bề mặt dễ thiếu ánh nắng và kém thông thoáng,

- Các loài cá nuôi dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây trồng.

Để nuôi cá trong mương vườn đạt kết quả, ngoài việc áp dụng các kỹ thuật chung trong nuôi cá ao, cần lưu ý thêm các vấn đề sau:

- Nguồn nước cấp không bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, hoá chất, chất thải.

- Diện tích mương nên chiếm tỉ lệ từ 15-30% tổng diện tích vườn. Mương có chiều rộng >2 m, độ sâu > 1m, có thể cấp thoát nước dễ dàng.

- Cây trồng trên bờ phải là loại cây mà ít sử dụng nông dược nhất, rễ cây không phá đất để có thể giữ được nước trong mương, đồng thời không có tàn cây rậm rạp che phủ mặt ao.

- Ưu tiên chọn các loài cá có cơ quan thở phụ và tận dụng được các sản phẩm dư thừa trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt như cá tai tượng, cá mùi, cá sặc rằn, cá tra, cá mè vinh, cá chim trắng… Nên thả ghép để cá tận dụng tốt các loại thức ăn sẵn có (kết hợp với thức ăn viên). Mật độ thả cá vừa phải, tối đa 5 con/m2 đối với loài nuôi chính có cơ quan thở phụ (nếu cá không có cơ quan thở phụ như rô phi, mè vinh, trắm cỏ… phải thả cá thưa hơn).

- Nếu cần phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây cần phải chọn loại thuốc ít gây tác hại cho cá, hạn chế đến mức tối đa không cho thuốc sâu trực tiếp xuống ao. Có thể dùng lưới để dồn cá, sau khi xử lý xong thuốc trừ sâu thì thả cá ra mương.

Để tránh vô tình đưa thuốc xuống ao nuôi, cần lưu ý: Hướng phun thuốc đúng là từ phía ao nuôi hướng vào trong bờ; không phun thuốc trước khi trời mưa; và cũng tránh phun thuốc khi trời gió. Vào mùa mưa nên đào rãnh nhỏ xung quanh ao nuôi để ngăn nước mưa trôi xuống ao, ngoài việc bảo đảm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trôi xuống ao, còn giảm được yếu tố bùn sét gây đục nước ao.

Tags: nuoi ca trong muong vuon, nuoi ca, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm

Cách xử lý mất màu nước trong tháng nuôi tôm đầu tiên Cách xử lý mất màu nước trong tháng… Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm…