Mô hình kinh tế Nuôi chim bồ câu Pháp thu lãi 140 triệu đồng/năm

Nuôi chim bồ câu Pháp thu lãi 140 triệu đồng/năm

Author Phạm Văn Phú, publish date Tuesday. July 21st, 2020

Nuôi chim bồ câu Pháp thu lãi 140 triệu đồng/năm

Đó là mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập ổn định của anh Hứa Văn Bắc, thôn Tân Lâm xã Quang Minh huyện Bắc Quang (Hà Giang).

Thức ăn của chim chủ yếu gồm ngô xay, gạo rang, đỗ tương rang chin và được xay thành hạt…

Sau khi tìm hiểu một số mô hình nuôi chim bồ câu Pháp trên địa bàn huyện Bắc Quang, từ năm 2017, anh Bắc đã triển khai nuôi thử 20 đôi chim bồ câu Pháp. Lần đầu tiên nuôi nhốt chim, anh Bắc cũng gặp không ít khó khăn, một số con bị chết…

Khi đã có kinh nghiệm, từ năm 2018, anh Bắc mua thêm các chuồng nhốt để mở rộng qui mô nuôi chim bồ câu Pháp nên 70 đôi chuyên sinh sản và khu chuồng nuôi khoảng trên 200 đôi chim thương phẩm (còn gọi là chim dò sau khi tách mẹ) để cung cấp cho thị trường và các thương lái quanh vùng.

Mỗi đôi chim sinh sản được nuôi trong lồng sắt có kích thước 45 x 50 x 60 cm, bên trong có máng đựng thức ăn, nước uống. Thức ăn của chim chủ yếu gồm ngô xay, gạo rang, đỗ tương rang chín và được xay thành hạt…

Ngoài ra, để giúp chim bổ sung khoáng chất và tăng cường khả năng tiêu hóa cần bổ sung một số hạt sỏi nhỏ (kích thước nhỏ hơn hạt đỗ xanh) và khoáng chất vào thức ăn.

Theo anh Bắc, nên cho chim ăn làm 2 lần trong ngày, buổi sáng từ 7 - 9 giờ và buổi chiều cho ăn từ 15 - 17 giờ (tùy thuộc mùa đông hay mùa hè) và nên chọn thời gian cố định để chim quen với phản xạ. Lượng thức ăn cũng phải căn cứ vào từng loại chim, đối với chim dò, từ 2 - 5 tháng tuổi, nên cho lượng thức ăn từ 40-50g/con/ngày.

Riêng đối với chim nuôi sinh sản, trên 6 tháng tuổi, thì lượng thức ăn cũng cần phân định cụ thể: Nếu chim chưa nuôi con thì lượng thức ăn từ 90 - 110g/đôi/ngày; còn nếu chim nuôi con cần tăng lượng thức ăn lên từ 130 - 135g/đôi/ngày. 

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản

Anh Bắc cho biết: Trước khi chim đẻ cần chuẩn bị cho mỗi đôi một ổ bằng rơm khô sạnh và nên bện thành vòng rơm quanh ổ.

Nơi chim ấp trứng cần yên tĩnh, ít ánh sáng. Sau khi chim ấp được khoảng 20 ngày cần kiểm tra, nếu trứng đã mổ mỏ mà chim non không chui ra được thì người nuôi cần hỗ trợ bóc vỏ trứng để chim non không bị ngạt.

Đối với các loại chim nuôi thương phẩm để xuất bán, cần có khu nuôi riêng biệt. Sau 20 ngày tuổi chim non cần tách mẹ và nuôi ở mật độ từ 40 - 50 con/m2 lồng. Thức ăn chủ yếu là ngô xay, gạo rang, bột đậu xanh với lượng từ 60 - 80g/con/ngày. Riêng đối với các loại khoáng và vitamin có thể bổ sung qua nguồn nước uống. 

Hỏi về thu nhập, anh Bắc cho biết: Trong một năm gia đình thường xuất bán chim thành nhiều đợt, mỗi đợt bán từ 120 - 130 con, mỗi con khi xuất bán có trọng lượng từ 70 - 80 gam, với giá từ 40 - 50 nghìn đồng/con.

Trong nhũng năm qua, thu nhập từ bán chim mỗi năm khoảng 220 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí như thức ăn, thuốc phun… còn lãi khoảng 140 triệu đồng/năm.


Làm giàu từ nuôi lươn an toàn sinh học tại Tiền Giang Làm giàu từ nuôi lươn an toàn sinh… Khai hoang phục hóa nuôi vịt trời thu tiền tỷ Khai hoang phục hóa nuôi vịt trời thu…