Nuôi gà Nuôi gà Ai Cập siêu trứng thu 30 triệu đồng mỗi ngày - Phần 1

Nuôi gà Ai Cập siêu trứng thu 30 triệu đồng mỗi ngày - Phần 1

Tác giả Bảo Hân, ngày đăng 03/08/2016

Nuôi gà Ai Cập siêu trứng thu 30 triệu đồng mỗi ngày - Phần 1

Từng phải vay nặng lãi, cho không trứng

Sinh năm 1976 tại Tam Dương, Vĩnh Phúc, khi tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp I Hà Nội hệ tại chức, anh Bùi Quốc Việt cũng chăn nuôi đủ thứ con như gà, lợn, bò,...

trồng đủ loại cây ăn quả để kiếm sống.

Tuy nhiên, đến năm 2003, sau khi gà đẻ siêu trứng (trứng nâu) bí đầu ra, anh bắt đầu tìm hiểu và biết tới giống gà đẻ trứng Ai Cập.

Anh quyết định nuôi thử nghiệm.

Anh Việt cho hay, trứng gà Ai Cập quả không quá to, mỗi con mái cho sản lượng 200-220 quả/năm, có vỏ dày, màu trắng giống với trứng gà ri (gà ta thả vườn).

Tỷ lệ lòng đỏ đạt 33,31%, rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

“Ban đầu tôi chỉ nuôi 1.000 con mái giống Ai Cập xem hiệu quả thế nào, nhưng sau 12 năm, đàn gà đẻ của tôi đã mở rộng tới 30.000 con với 6 trại nuôi.

Tôi thuê 20 công nhân chuyên cho gà ăn và nhặt trứng, 3 lần mỗi ngày.

Thời kỳ cao điểm, số lượng đàn gà lên tới 50.000 con”, anh Việt nói.

Anh Bùi Quốc Việt là ngưởi đầu tiên nuôi gà đẻ trứng ở địa phương.

Sau 12 năm đàn gà Ai Cập của anh đã lên đến 30.000 con với 6 trại nuôi.

Theo anh Việt, đây là giống gà kiêm dụng (vừa lấy trứng vừa lấy thịt), có nguồn gốc từ Ai Cập.

So với những loại khác, gà Ai Cập thích nghi với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam, như chịu nóng tốt, không đòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng cao, có thể lai tạo với nhiều giống khác để tạo ra những giống gà mới hiệu quả hơn...

Đặc biệt, sau một năm đẻ trứng, đến lúc bán thải loại, gà Ai Cập lại được dân buôn rất ưa chuộng, thường mua với giá cao ngang ngửa gà ta thả vườn.

Tâm sự với PV. VietNamNet, anh Việt kể khi mới nuôi gà Ai Cập anh cực kỳ vất vả bởi từ vốn đến thị trường đều khó khăn.

Ban đầu, trứng gà không biết bán ở đâu vì dân thấy lạ, không dám mua ăn.

Anh phải chấp nhận đem trứng đến nhà dân, cho không để họ ăn thử một thời gian.

Đến lúc dân biết và tin tưởng, đầu ra được đảm bảo thì anh lại thiếu vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.

“Để có vốn mở rộng đàn gà, tôi đã phải mượn 7-8 cái bìa đỏ của anh em họ hàng để đi thế chấp vay vốn ngân hàng.

Thậm chí, có thời điểm tôi chấp nhận vay nặng lãi để kịp có vốn xoay vòng”, anh Việt cho biết.


Tư vấn - Quy trình làm Vaccine phòng bệnh cho gà đẻ trứng Tư vấn - Quy trình làm Vaccine phòng… Bệnh dịch Gà Đông Tảo thường gặp và cách phòng trị - Phần 1 Bệnh dịch Gà Đông Tảo thường gặp và…