Nuôi gà ba chung
Trong bối cảnh người chăn nuôi trong cả nước lao đao thì những xã viên nuôi gà của HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, Thái Nguyên vẫn tự tin duy trì tổng đàn, kỹ thuật chăn nuôi và đặc biệt là giữ giá bán.
Chăn nuôi gà sạch không lo thua lỗ
Chung giống - chung kỹ thuật - chung giá bán
HTX Đông Thịnh được thành lập trên cơ sở tổ hợp tác, trước đó là câu lạc bộ chăn nuôi gà. Tên Đông Thịnh được đặt từ việc ghép tên Phó Giám đốc HTX là Hà Văn Đông và Giám đốc là Nguyễn Văn Thịnh.
HTX Đông Thịnh được thành lập tháng 10/2014. Đến tháng 11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH - CN đã cấp chứng nhận nhãn hiệu cho chủ Giấy chứng nhận là UBND huyện Phú Bình đối với sản phẩm “gà đồi Phú Bình”. Sản phẩm được bảo hộ mở ra cơ hội lớn đối với những hộ chăn nuôi gà ở Phú Bình. Các địa phương, các chủ hộ chăn nuôi gà bày tỏ sự vui mừng và cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc quy trình để sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn quy định.
Với 20 hộ xã viên, HTX Đông Thịnh có tổng đàn gà lên tới 150 ngàn con. Ông Hà Văn Đông và ông Nguyễn Văn Thịnh đã tự bỏ kinh phí để vào tỉnh Tiền Giang học hỏi kinh nghiệm bán hàng và cách thức quản lý của HTX Gò Công.
Ông Đông cho biết, nhờ người quen giúp đỡ tận tình nên hai ông mới có điều kiện được tiếp cận với ban lãnh đạo HTX Gò Công để học tập kinh nghiệm quản lý cũng như quy trình chăn nuôi. Đó là việc áp dụng chế độ thưởng - phạt rõ ràng, công minh. HTX sẽ quản lý việc chăn nuôi của xã viên theo quy trình mà HTX đưa ra (quy trình đã được kiểm nghiệm, mang lại hiệu quả cao trên thực tế: thịt gà chắc, thơm, tốt cho sức khỏe người ăn). Cách thức quản lý cũng sẽ được thực hiện giống như của VietGAHP - nghĩa là cũng có sổ theo dõi từ việc tiêm phòng, sử dụng loại thức ăn, trọng lượng gà từng giai đoạn…
Đổi lại, các xã viên sẽ được bao tiêu sản phẩm với 1 mức giá ổn định trong cả năm, dù giá thị trường có liên tục bấp bênh. Tất cả những việc làm này đều nhằm hướng đến mục tiêu đưa HTX trở thành thương hiệu mạnh, giúp các xã viên cũng như người chăn nuôi trên địa bàn hình thành thói quen làm việc theo chuỗi liên kết, có trách nhiệm trước cộng đồng về những sản phẩm mình làm ra.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, kiểm sát viên HTX Đông Thịnh cho biết, từ chủ trương của Ban quản trị, 20 thành viên HTX cùng chăn nuôi gà với 2 giống là Vạn Phúc và J-Dabaco. Nguồn cung ứng giống cũng được kiểm định chặt chẽ mới được chăn nuôi. Các hộ phải cùng nhau áp dụng đồng bộ quy trình, kỹ thuật nuôi. Gọi gà đồi nên người chăn nuôi trước hết phải có diện tích chăn thả lớn. Việc làm chuồng chỉ đơn thuần là cho gà tập trung về ngủ. Quá trình chăm sóc vật nuôi được ghi chép kỹ lưỡng. Thức ăn chăn nuôi phải đồng bộ.
Đặc biệt, các hộ đã dùng men sinh học hoạt tính được làm từ các loại thảo dược để ủ thức ăn sử dụng cho gà. Theo đó, 1kg men vi sinh sẽ trộn với khoảng 150kg thức ăn hỗn hợp. Loại men vi sinh này có tác dụng kích thích tiêu hóa, ổn định vi sinh vật và hạn chế một số bệnh về đường ruột và hô hấp nên gà hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.
Có thể nói, trong tình trạng chung của ngành chăn nuôi hiện nay thì việc quản lý, chỉ đạo sản xuất của HTX Đông Thịnh không chỉ giúp các thành viên ổn định và phát triển sản xuất bền vững mà còn giúp gìn giữ và phát huy được thương hiệu gà đồi Phú Bình trong thời gian tới.
Mặt khác, men còn ngăn ngừa phân sống, sình bụng, nếu cho ăn trong 5 ngày đầu mùi hôi giảm 50%, từ ngày thứ 10 trở đi có thể giảm 80%. Khi sử dụng men sinh học ủ với thức ăn, tỷ lệ sống của con gà đạt trên 95%, có hộ đạt 100%. Khi sử dụng men vi sinh của Học viện Nông nghiệp VN, thay vì cứ 10 ngày, người dân phải thực hiện rắc trấu dọn chuồng 1 lần thì đến nay, 1 tháng mới phải dọn vệ sinh chuồng trại một lần, tiết kiệm thời gian và nhân công.
Bán chung một giá
Thương hiệu gà đồi bay xa, tên tuổi HTX Đông Thịnh được chắp cánh. Người quản lý một siêu thị lớn ở Hà Nội đã tìm về tận Tân Khánh để đặt vấn đề với HTX mỗi ngày sẽ mua 300 con gà thịt sẵn. Hợp đồng được ký kết theo năm. Nếu HTX chấp nhận đơn hàng này sẽ đồng nghĩa với việc HTX sẽ phải có ít nhất 9.000 con gà mỗi tháng và như vậy, mỗi năm phải có 110.000 con gà. Ông Nguyễn Văn Thịnh cho biết, khi thực lực chưa đủ, Ban quản trị HTX đã mạnh dạn thống nhất tạm thời từ chối đơn hàng, vì nếu cố làm chắc chắn sẽ khó đảm bảo đúng cam kết.
Với suy nghĩ gìn giữ chắn chắn và phát triển thương hiệu bền vững, một trong những nguyên tắc cốt lõi được Ban quản trị HTX đưa ra và giám sát thực hiện chặt chẽ là các hộ chăn nuôi phải cùng nhau bán hàng chung một giá. Nguyên tắc nói trên được đưa ra với mục đích hạn chế rủi ro do giá bấp bênh và ngăn chặn người bán phá giá để trục lợi cá nhân.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, thành viên HTX cho biết, nếu không thống nhất, kiểm sát và cùng nhau thực hiện được quy định về giá thì sẽ diễn ra cảnh mạnh ai nấy chạy, giá bán xô bồ sẽ làm mất thương hiệu và không bao giờ lấy lại được nữa.
Thời điểm hiện tại, trong khi giá gà Mía lai ở thị trường đang ở mức trên dưới 40.000 đồng/kg thì giá bán ngay tại chuồng của các các thành viên HTX Đông Thịnh vẫn đạt trên 50.000 đồng/kg. Giá gà ta cũng cao hơn mức giá thị trường từ 15.000 - 30.000 đồng/kg với giá trên 80.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Bình cho biết, kể từ khi thương hiệu “Gà đồi Phú Bình” được cấp, số lượng người mua gà thương phẩm trên toàn huyện tăng khoảng 10% và giá mua cũng tăng 2 - 3%.
Nếu như trước đây, gà chủ yếu được bán cho các thương lái trên địa bàn và một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn thì năm nay, người chăn nuôi còn nhận được đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng lớn như và một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tại Hà Nội hợp đồng mua với số lượng lớn. Chung giống, chung kỹ thuật chăn nuôi an toàn và bán chung một giá chính là giải pháp, bí quyết để HTX Đông Thịnh phát triển chăn nuôi ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ