Nuôi gà Nuôi gà sinh sản - Những điều có thể bạn chưa biết

Nuôi gà sinh sản - Những điều có thể bạn chưa biết

Tác giả NCN, ngày đăng 08/03/2016

Nuôi gà sinh sản - Những điều có thể bạn chưa biết

1. Kỹ thuật nuôi gà con 0-6 tuần tuổi:

Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng và chất lượng.

Các nguyên liệu để sản xuất thức ăn phải tốt.

Tuy nhiên, phải khống chế khối lượng cơ thể và thức ăn ngay từ tuần tuổi thứ 2 – thứ 3, và nuôi tách riêng trống mái ngay từ 1 ngày tuổi.

2. Kỹ thuật nuôi gà hậu bị 7-20 tuần tuổi:

Đặc điểm gà giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều (nhanh béo).

Nuôi gà hậu bị đẻ khác với nuôi gà giò thịt (broiler) là:

Gà không béo, thân hình phải gọn nhẹ, ngăn phát dục sớm, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và nở tốt.

Vì vậy, cần áp dụng chế độ ăn hạn chế thức ăn cả về chất và lượng, và khống chế độ chiếu sáng – giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày.

Chu vi máng ăn gần gấp 2 lần so với gà thịt.

Để tránh những con khoẻ tranh hết thức ăn của con yếu hơn, khi mà lượng thức ăn hạn chế (chỉ còn 65-70% ăn tự do), từ đó làm tăng độ đồng đều của đàn gà hậu bị đẻ, số lượng gà chọn lên để nhiều hơn.

3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ 21-66 (hoặc 70) tuần tuổi:

+ Để khởi động vào thời điểm gà từ 21-23 tuần tuổi: Giai đoạn này gà vừa ăn hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ.

Sở dĩ phải quan tâm đàn gà bắt đầu vào đẻ, vì đàn gà hậu bị phải ăn hạn chế, có thể gầy nhỏ, chưa hoàn chỉnh về mặt sinh lý cơ thể, chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao. Tuy nhiên, chất lượng thức ăn như protein, năng lượng …

Lại phải tăng cao hơn so với gà hậu bị và gà đẻ sau 24 tuần tuổi. Gà trống và gà mái phải nuôi tách riêng.

+ Giai đoạn đẻ 24-60 (hoặc 70) tuần tuổi: Giai đoạn này, gà mới chính thức cho sản phẩm.

Gà 24-40 tuần tuổi, hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao.

Để đạt được tỷ lệ đẻ, số gà con giống/1 mái cao phải đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho gà theo tỷ lệ (số lượng thức ăn ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn khởi động), đảm bảo các tiêu chuẩn mật độ nuôi, mật độ máng ăn, máng uống, thời gian và cường độ chiếu sáng, chống nóng.

Gà 41-64 tuần tuổi, đẻ giảm dần, tích mỡ bụng nhiều nên cần giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà.

4. Để nuôi gà sinh sản siêu thịt tốt, chúng ta cần lưu ý đến những kinh nghiệm sau:

a. Những điều cần chú ý khi chăm sóc gà mái đẻ

Không nuôi tiếp gà đẻ ở chuồng gà giò, vì chuồng nuôi đã bị ô nhiễm nặng.

Không thả gà trống vào đàn gà mái trước 24 tuần tuổi.

Không để gà đẻ 5% trước 24 tuần tuổi, và 26 tuần tuổi.

Cho gà trống ăn tách riêng mái nhờ hệ thống chụp máng ăn gà mái, còn gà trống treo cao hơn đầu gà mái.

Chế độ thông thoáng đảm bảo, vì cường độ hô hấp của gà đẻ cao hơn gà thường.

Định kỳ thay đệm lót ổ đẻ tuần/lần.

Thu trứng 1 giờ/lần vào buổi sáng, 2 giờ/lần vào buổi chiều.

Không để gà mái đứt bữa ăn uống. Đặc biệt vào mùa hè phải tăng gấp 1,5 lần so với mùa đông.

Vào mùa hè cần có hệ thống chống nóng: quạt, phun mưa trên mái.

Vào mùa nóng cho gà ăn vào sáng sớm (5-6 giờ), ăn và chống nắng. Tăng mức protein thô 1,5% – 2% tăng 100-150Kcal ME/kg thức ăn.

Khi bắt đầu mùa nóng 2-3 ngày, không được tăng năng lượng và protein ngay, sáng ngày thứ 4 mới tăng …

Điều chỉnh mức ăn theo tỷ lệ thuận với tỷ lệ đẻ.

Cung cấp 14g sỏi nhỏ đường kính trên dưới 0,5cm/gà/tháng giúp tiêu hoá thức ăn cho gà.

Hai tuần cân thử gà một lần (cân 20-30% tổng số gà), để kiểm tra khối lượng cơ thể: Nếu vượt thì giảm 5g thức ăn/con, nếu giảm thì tăng 5g thức ăn/con.

Không để vượt quá khối lượng cơ thể chuẩn.

b. Những điều cần chú ý nuôi đàn gà trống giống

Đàn gà trống có vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp và số con 1 ngày tuổi/mái đẻ. Vì vậy cần chú ý những vấn đề sau:

Nuôi tách riêng trống và mái từ 1-164 ngày (24 tuần).

Gà trống vào phối giống lưu ý phải cùng tuổi với gà mái.

Cho gà ăn hạn chế ngay sau 2 tuần tuổi. Không để gà trống béo, nhưng cũng không để gà gầy yếu (nhất là chân).

Cân mẫu 2 tuần/lần để kiểm tra khối lượng cơ thể …

Bổ sung vitamin ADE, B 3 lần/tuần.

Rải thóc ra nền, để gà bới giúp cho chân khoẻ, với số lượng 5-10g/con/ngày được trừ vào tiêu chuẩn ăn.

Gà 14-15 tuần tuổi được cắt móng chân thứ 3 về phía lườn để hạn chế làm rách lưng gà mái.

Khi gà được 16 tuần tuổi, mào đã dựng đỏ là gà trống thành thục tốt. Tốt nhất nên tiến hành loại những con gà chân yếu, mào chun tái, mắt kém, lông xù.

Ghép 1 con trống với 8-10 con mái (lưu ý dự trữ gà trống để phòng trường hợp gà bị chết, bị loại). Không để gà vượt quá khối lượng cơ thể chuẩn.

Công việc theo dõi sản xuất và sức khoẻ đàn gà phải được làm thường xuyên: tốt nhất người phụ trách chăn nuôi phải có sổ sách theo dõi sản xuất trứng, tiêu tốn thức ăn, số gà chết loại hàng ngày.

Có sổ theo dõi bệnh tật, mổ khám, phòng trị bệnh cho gà (ngày nào tiêm phòng vác-xin, ngày nào chữa trị bệnh …).


Phân biệt bệnh Gumboro với bệnh dịch tả ở gà Phân biệt bệnh Gumboro với bệnh dịch tả… Khởi nghiệp nuôi gà siêu trứng mô hình trang trại Khởi nghiệp nuôi gà siêu trứng mô hình…