Nuôi gà Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 1

Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 1

Tác giả Nguyễn Huân - Nông nghiệp Việt Nam, ngày đăng 23/07/2016

Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 1

Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân, nuôi thả vườn phải có đất rộng, cây cối um tùm để gà tha hồ chạy nhảy.

Song thực tế cho thấy kiểu nuôi đó còn bất cập.

BỎ QUA YẾU TỐ QUAN TRỌNG

Ưu điểm lớn nhất của mô hình nuôi gà thả vườn là tận dụng lợi thế đất đai, vườn đồi, góp phần làm tăng thu nhập và bổ sung nguồn cung thực phẩm có chất lượng cho thị trường.

Song, cũng chính từ sự phát triển ồ ạt, thiếu tính toán trong suốt một thời gian dài, người dân không quan tâm bảo vệ môi trường sinh học, không đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp dẫn tới môi trường bị ô nhiễm nặng nề, làm giảm chất lượng, hiệu quả kinh tế.

Qua khảo sát mô hình nuôi gà thả vườn tại Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Nguyên… chúng tôi nhận thấy bà con đều thả gà dưới tán cây và để gà tự do ăn ở, đi lại.

Cách chăn thả này có ưu điểm tận dụng phân, chất thải bón trực tiếp cho cây cối, gà vặt cỏ ăn nên không phải dọn vườn.

Mặt khác, gà có tập tính bới đất tìm kiếm sâu bọ nên tốt cho cây.

Nhưng, đối nghịch với cái lợi cho cây phương thức chăn nuôi trên rất có hại cho đàn gà.

Đó chính là con dao hai lưỡi, lợi bất cập hại.

Thứ nhất, phân gà cùng các chất gà thải ra thẩm thấu xuống đất cùng với tán cây tạo nơi khu trú lý tưởng cho các loại vi khuẩn, vi rút, cầu ký sinh trùng thích nghi, phát triển.

Việc khử trùng, tiêu độc định kỳ sau mỗi lứa xuất gà khó làm triệt để nên tạo cơ hội cho nhiều dịch bệnh tấn công vật nuôi như: Marek, đầu đen, giun sán… Đây là nguyên nhân chính làm tăng rất nhiều chi phí về thuốc thú y cũng như gây thiệt hại lớn cho người nuôi..

Theo các chuyên gia thú y, việc phải sử dụng nhiều kháng sinh sẽ làm hỏng nhu động thành ruột của gà, phá vỡ cân bằng vi sinh vật có lợi dẫn đến gà ăn nhiều nhưng sự hấp thụ giảm đi.

Chia sẻ với chúng tôi, bà con chăn nuôi tại các địa phương trên đều thừa nhận, mỗi lứa gà họ bị thất thoát ít nhất 5 - 10% trên tổng đàn do bị mắc các bệnh khó chữa như Marek, đầu đen, Leuco… song không biết nguyên nhân vì sao mặc dù máng ăn, nước uống được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.

Mặt khác, do tận dụng chuồng lợn, nhà kho nên hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi gà thả vườn hiện nay hầu hết đều được xây dựng sơ sài nên chưa đảm bảo sự thông thoáng cần thiết phù hợp với sinh lý của gà.

Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sinh trưởng phát triển và chất lượng của đàn gà và trực tiếp làm giảm lợi nhuận của người chăn nuôi.

 


Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn - Phần 1 Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn -… Chăn nuôi gà ta có khó Chăn nuôi gà ta có khó