Mô hình kinh tế Nuôi lợn trên đệm lót sinh học hiệu quả tại Hương An

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học hiệu quả tại Hương An

Ngày đăng 21/09/2015

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học hiệu quả tại Hương An

Về chăn nuôi có gần 1.900 lợn, 216 trâu bò, 13.200 con gia cầm.

Phường có những lợi thế trong sản xuất nông nghiệp như người nông dân cần cù, có khả năng tiếp nhận và ứng dụng khá tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các cây trồng và vật nuôi.

Bên cạnh đó, phường Hương An giáp thành phố Huế, gần chợ đầu mối và các chợ lớn của thành phố nên rất thuận lợi trong việc tiêu thụ nông sản phẩm.

Vấn đề đặt ra đối với địa phương và người dân ở đây đó là vừa phát triển chăn nuôi, tạo ra nguồn phân hữu cơ để sử dụng trong trồng trọt, đặc biệt là cho sản xuất hành lá vừa đảm bảo vệ sinh môi trường trong điều kiện của một phường ven đô thị.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học cho một số hộ nông dân trên địa bàn phường.

Để thực hiện mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học, ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước, các hộ phải cải tiến hoặc xây mới chuồng trại, nâng cao nóc mái chuồng ít nhất là 3m và làm thông thoáng tường chuồng nuôi.

Với quy mô 07 lợn thịt, nền chuồng phải đảm bảo rộng tối thiểu 17,5m2 để nuôi, trong đó 5,5m2làm bằng bê tông để xây máng ăn và cho lợn nằm khi thời tiết nóng, 12m2 còn lại là nền đất thấp hơn nền bê tông 60cm để làm đệm lót.

Các nguyên vật liệu để làm đệm lót cho diện tích này bao gồm 24 bao mùn cưa, 70 bao trấu, 10kg bột ngô, 0,5kg men Balasa N01.

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học ở hộ Nguyễn Đăng Bảng ở phường Hương An

Sau 3 tháng nuôi, các hộ thực hiện mô hình rất phấn khởi vì những lợi ích khi nuôi lợn trên đệm lót sinh học được thể hiện rõ như:

Phân và nước tiểu của lợn thải ra hàng ngày được phân hủy hoàn toàn trong đệm lót nên không có mùi hôi như nuôi trên nền bê tông trước đây; Không cần dùng nước để rửa chuồng trại nên tiết kiệm được chi phí tiền nước;

Xung quanh khu vực chuồng trại khô ráo, không có nước đọng nên hạn chế ruồi muỗi; Lợn nhanh lớn và ít bệnh tật, thu nhập bình quân đạt 2.400.000 đồng/hộ.

Đặc biệt, sau mỗi lứa nuôi thu được nguồn phân sạch đã hoai mục để bón cho cây hành lá, sau đó lại thay ½ lớp độn lót phía trên để nuôi lứa lợn tiếp theo. Như vậy mỗi năm nuôi 3 lứa lợn có thể lấy được ít nhất 3 đợt phân hoai mục với số lượng khoảng 100 bao phân bón (loại bao đựng 50 kg lúa).

Dùng phân lợn từ đệm lót sinh học bón cho cây hành sẽ hạn chế được sâu bệnh, chất lượng hành lá tốt hơn, giảm được chi phí thuốc trừ sâu và phân hóa học, nâng cao hiệu quả kinh tế trồng hành.

Từ những lợi ích của việc nuôi lợn trên đệm lót sinh học gắn liền với thâm canh sản xuất cây hành lá, hiện nay các hộ đang tiếp tục phát triển hình thức chăn nuôi này.

Trung tâm Khuyến nông lâm ngư đã phối hợp với phường Hương An tổ chức cho nông dân trên địa bàn đến tham quan để áp dụng, ngoài ra Hội Nông dân phường Hương An cũng đã tổ chức tập huấn cho nông dân trên địa bàn về kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi lợn.

Lãnh đạo các Sở Tài chính, Nông nghiệp và PTNT tỉnh cũng đã đến thăm và đánh giá cao kết quả mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học tại phường Hương An

Với những lợi ích thiết thực của mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học, hy vọng trong thời gian tới các cấp các ngành sẽ quan tâm triển khai mạnh mẽ hơn không chỉ ở phường Hương An mà còn mở rộng tất cả phường xã khác, đặc biệt là các địa phương có nhu cầu phân hữu cơ sạch để bón cho rau màu.


Không nản lòng sau những lần thất bại Không nản lòng sau những lần thất bại Được mùa cá Được mùa cá