Nuôi lươn không bùn, mô hình phù hợp cho gia đình ít đất nông nghiệp
Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn trong bể bạt đang phát triển rất mạnh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tại TP Long Xuyên, một số hộ dân nuôi thành công mô hình lươn không bùn kết hợp trồng rau thủy canh giúp ổn định môi trường nước mang hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, người dân chọn kiểu nuôi truyền thống là trong bùn đất, nhưng mô hình này có một số hạn chế như lươn chui rút trong bùn nên khó theo dõi số lượng, tốc độ tăng trưởng, dịch bệnh...Để có thể có những giải pháp xử lý kịp thời, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi lươn không bùn, tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, phù hợp với nhu cầu lươn sạch.
Mô hình nuôi lươn không bùn tại hộ Ông Bùi Hữu Phước ngụ khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới, diện tích nuôi 12m2 nuôi trong bể bạt. Ông cho biết gia đình sinh sống chủ yếu là nuôi lươn nhiều năm kinh nghiệm. Đối với Ông, nuôi lươn không khó dễ chăm sóc, dễ quản lý, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích đất trong gia đình để nuôi. Ông còn cho biết thêm, bể nuôi tùy điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà thiết kế sao bể nuôi phù hợp, đa phần bể xi măng hay bể lót bạt, khi trời mưa tiến hành rút bớt nước để phòng tràn bồn và thất thoát, ống thoát nước phải có đường kính 90mm để thoát nước một cách triệt để hoàn toàn. Thường xuyên theo dõi loại bỏ lươn chết làm ảnh hưởng môi trường nước. Thức ăn chính cho lươn là thức ăn viên công nghiệp để đảm bảo độ đạm cao và ăn thêm cá tạp, ốc... phải còn tươi sống, không bị thối và không có hóa chất bảo quản. Nếu dùng cá tạp cho lươn ăn, nên xay nhuyễn, làm ruột, rửa sạch hay cắt nhỏ pha trộn thêm. Nếu thức ăn dư thừa, hôi, sẽ dễ bị bệnh. Cứ 3,5- 4 kg thức ăn sẽ thu hoạch 1 kg lươn thương phẩm. Cứ 3-4 ngày là thay nước một lần.
Quan trọng là con giống. Chọn con giống phải có trọng lượng đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng da màu vàng sẵm, trơn, nhớt, da không bị xây xước... là được. Nuôi lươn không khó vấn đề quan trọng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của lươn, nếu phát hiện lươn bệnh phải cách ly và điều trị kịp thời- Ông Phước cho biết. Thời gian đầu khi thả lươn vào bể nuôi lươn hay bị “ Sốc môi trường”, hay bệnh sốt nóng, biểu hiện thải nhiều nhớt, xoắn mình vào nhau, ngoi đầu lên mặt để thở, nếu để nặng, lươn có thể bị xuất huyết và chết hàng loạt. Khi nuôi nên thường xuyên kiểm tra bể nuôi, không để rắn, ếch, chuột xâm nhập vào bể sẽ gây thiệt hại. Thời tiết ảnh hưởng rất lớn khi nuôi lươn không bùn.
Khác nuôi lươn có bùn, nuôi lươn không bùn có thể kiểm soát được dịch bệnh, còn nuôi lươn có bùn thì không kiểm soát được dịch bệnh. Ngoài ra còn tận dụng được diện tích đất trong gia đình để nuôi. Ông còn sáng kiến thêm trồng rau trên mặt bể sẽ làm ồn định môi trường nuôi và giúp lươn phát triển tốt, rau có thể đem bán khi cần ăn không phải mua, đặc biệt là không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Khi cho lươn ăn phải luôn nắm vững 4 nguyên tắc “ Định chất, định lượng, định vị trí, định thời gian”. Màu sắc lươn ảnh hưởng đến thức ăn, sử dụng đạm 40% lươn sẽ phát triển tốt hơn. Ông còn cho biết thêm, bổ sung ốc, cá, hến.., màu sẽ vàng và đẹp hơn, bán được giá cao hơn từ 10.000-15.000đ/kg
Lươn là loài thủy sản nuôi phổ biến, thịt ngon, bổ nên được người tiêu dùng rất ưu chuộng. Thông thường thời gian nuôi từ 8-10 tháng, trọng lượng nuôi đạt 4-5 con/kg là thể xuất bán được, Ước tính với giá 140.000-160.000đ là người nuôi đã có lời. (khi bán phân loại như loại 1 giá cao hơn, loại 2 giá thấp hơn).
Thuận lợi của mô hình này là tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc nhận thấy đây là mô hình nuôi lươn phù hợp với những gia đình có ít hoặc không có đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn thức ăn lươn đa dạng và dễ tìm kiếm, nhất là mùa nước nổi hiện nay, có thể thu gom cá tạp một cách dễ dàng và giá cũng thấp. “ Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời bà con tại địa phương có thể tận dụng diện tích đất trong gia đình để nuôi cải thiện kinh tế hộ gia đình. Mô hình có thể nhân rộng và phát triển tại địa phương để tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn” - Ông Phước bộc bạch.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ