Nhím Nuôi nhím rất dễ

Nuôi nhím rất dễ

Tác giả Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, ngày đăng 09/02/2017

Nuôi nhím rất dễ

Có lẽ ở Việt Nam, nghề nuôi nhím được bắt đầu khởi sự ở “Trung tâm Nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc” từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Kỹ sư Nguyễn Trung Vệ - Giám đốc Trung tâm (đã mất) đã phối hợp với chúng tôi để viết cuốn tài liệu đầu tiên về kỹ thuật nuôi nhím (NXB Nông nghiệp, năm 2005) nhằm phổ biến rộng rãi cho nhân dân...

Tới nay, việc nuôi nhím đã lan ra cả nước. Nếu không tổ chức nuôi thì chắc tới bây giờ tìm được một con nhím thật khó.

Nhím dễ nuôi và không đòi hỏi phải xây chuồng cầu kỳ.?Ta có thể dùng một ngăn chuồng lợn cũ để nuôi nhím. Hoặc ta có thể xây thành những ô nhỏ (1x1,5m) để nuôi chúng. Ông bà Tuân - Hòa ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) lại dùng lưới sắt ngăn ra từng ô, mỗi ô nuôi 1-2 con. Anh Lò Văn Xôm ở Điện?Biên lại dùng thép xây dựng xếp dài thành đường ống và ngăn ra nhiều ô, mỗi ô chỉ rộng non nửa mét. Hiện anh Xôm nuôi tới trên 200 con nhím. Người nuôi nhiều nhất có lẽ là anh Cao Xuân Hậu ở Bắc Quang (Hà Giang), nuôi tới hơn 400 con...

Thức ăn của nhím dễ kiếm.?Các loại rau, củ, quả, xương động vật... là thức ăn ngon lành với nhím.?Hàng ngày, ông Tuân (Củ Chi) thường ra chợ thu nhặt các loại lá, củ, quả mà người ta bỏ đi, đưa về rửa sạch rồi cho nhím ăn. Ta cũng có thể trữ sẵn khoai lang, sắn khô, bí đỏ, su su, ngô hạt... để cho nhím khi không kiếm được thức ăn tươi, xanh.

Anh Lò Văn Xôm còn có sáng kiến nấu cám (như cám lợn) để cho nhím ăn và chúng cũng ăn ngon lành. Nếu thấy nhím bị đi ngoài, ta cho chúng ăn mấy quả ổi xanh là cầm ngay. Chị Vi Thị Thanh Liễu ở TP.Buôn Ma Thuột lại có sáng kiến rất hay: Chị dùng tảng liềm của trâu, bò để cho nhím gặm thay cho xương động vật.?Xương động vật rất hôi, nhưng tảng liềm thì hoàn toàn không có mùi. Vì vậy, gần 200 con nhím của chị nuôi giữa thành phố mà không hề có mùi hôi hám...

Nhím đẻ 1 năm 2 lứa, mỗi lứa được 1-2 con. Đa phần chúng đẻ 2 con/lứa. Cũng có nhiều con đẻ được 3 con/lứa. Ở Sơn La, có con còn đẻ được 4 con/lứa, như ở nhà anh Lò Văn Xôm. Ta nên tuyển chọn những con đẻ tốt để nuôi. Tỷ lệ đực/cái nên là: 1 đực “phục vụ” 2-3 con cái!

Chu kỳ động dục của nhím trong vòng 1 tháng. Chúng có thể giao phối với nhau 1-2 lần trong ngày. Khi nhím cái đã có thai, nó sẽ từ chối nhím đực giao phối tiếp.

Nhím con sinh ra thường được con mẹ phủ và cho bú. Nó lớn rất nhanh. Sau 1 tháng đã có thể cai sữa. Sau 2 tháng là đã bán giống được rồi...

Nếu có điều kiện, bà con nên nuôi nhím. Để có đủ kiến thức khi nuôi, bạn nên tìm đọc cuốn “Nghề nuôi nhím” của chúng tôi (trong bộ sách “100 nghề cho nông dân”) do NXB Nông nghiệp ấn hành. Chúc bà con thành công.


Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím Bình Định: Nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế cao, ít dịch bệnh Bình Định: Nuôi nhím cho hiệu quả kinh…