Mô hình kinh tế Nuôi thỏ giống cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình kinh tế Nuôi thỏ giống cho hiệu quả kinh tế cao

Nuôi thỏ giống cho hiệu quả kinh tế cao

Ngày đăng 11/05/2015

Nuôi thỏ giống cho hiệu quả kinh tế cao

Để thành công, anh Thát đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, sách báo, tìm đến các trung tâm chăn nuôi trong và ngoài tỉnh để tìm hướng đi riêng cho mình. Với những kiến thức tích lũy được, năm 2010 anh mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ người thân và Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ khép kín.

Từ 30 con thỏ giống ban đầu, đến nay, sau 5 năm, gia trại của anh luôn duy trì 100 con thỏ sinh sản, 400 con thỏ giống các loại. Trung bình mỗi năm gia đình anh xuất bán ra thị trường gần 4.000 con thỏ giống, sau khi trừ các chi phí còn thu lãi gần 150 triệu đồng. Ngoài cung cấp thỏ giống, hiện nay anh Thát còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi và nhận bao tiêu sản phẩm cho các gia đình nuôi thỏ trong và ngoài tỉnh.

Khi được hỏi về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Thát không ngần ngại chia sẻ: Thỏ trắng New Zealand có đặc điểm lông trắng dày, mắt đỏ hồng, thỏ từ khi sinh ra đến khi xuất chuồng vào khoảng 3 tháng và đạt trọng lượng từ 2,2 - 2,5kg/con. Thức ăn chủ yếu của thỏ là các loại rau, củ, quả có trong tự nhiên và một lượng cám tinh (loại dành riêng cho thỏ). Thỏ là loài nuôi dễ nuôi nhưng các loại thức ăn cho thỏ phải sạch, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và nên phơi tái cỏ trước khi cho chúng ăn. Nếu cho thỏ ăn thức ăn chứa nhiều nước, dập nát hoặc thức ăn không phù hợp dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, thỏ có thể bị chết.

Thỏ mắn đẻ, trung bình một thỏ mẹ đẻ từ 5 - 7 thỏ con/lứa. Thời gian mang thai của thỏ mẹ là 30 ngày, thỏ mẹ có thể vừa nuôi con vừa mang thai. Trong thời gian thỏ con bú mẹ, người chăn nuôi có thể tập cho thỏ con ăn thêm rau xanh và các thức ăn bổ sung, thông thường cai sữa tách mẹ sau từ 28 - 30 ngày tuổi. Hàng ngày nên cho thỏ ăn 2 bữa rau, 1 bữa cám để tăng lượng tinh bột. Tuy nhiên, đối với thỏ sinh sản và thỏ con nên hạn chế cho ăn cám vì không tốt cho sức khỏe, nên tăng cường nhiều rau xanh. Cần lưu ý là thỏ có thể thiếu thức ăn nhưng không thể thiếu nước uống, đặc biệt là đối với thỏ sinh sản.

Một số bệnh thỏ thường mắc phải như: bại huyết, tụ huyết trùng, cầu trùng, tiêu chảy, nấm ngoài da… Với những bệnh trên, người nuôi cần thực hiện theo đúng các quy trình phòng bệnh và sử dụng các loại thuốc đặc trị như Biseptol trị tiêu chảy, Griseofulvin trị nấm, Ampicoli trị tụ huyết trùng… Nói chung, nuôi thỏ không khó, chuồng trại đơn giản, chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả lại cao, người nuôi chỉ cần chịu khó tìm hiểu và học hỏi thì sẽ thành công.

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Thát còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và hỗ trợ thỏ giống cho những hộ dân có nhu cầu nuôi. Hiện nay, mô hình nuôi thỏ của anh đang được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến học hỏi kinh nghiệm và mua thỏ giống về nuôi, từ đó cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu.


Bò Kobe made in 100% Việt Nam sắp xuất chuồng Bò Kobe made in 100% Việt Nam sắp… Chạy đua nhập bò Chạy đua nhập bò