Tin thủy sản Nuôi thương phẩm một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng quy mô nhỏ công nghệ Đan Mạch

Nuôi thương phẩm một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng quy mô nhỏ công nghệ Đan Mạch

Tác giả Phan Thị Thu Hồng - Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế, ngày đăng 15/08/2018

Nuôi thương phẩm một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng quy mô nhỏ công nghệ Đan Mạch

Để hỗ trợ cho công tác chuyên môn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và định hướng sắp xếp lại cho vùng nuôi cá lồng nước lợ trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô.

Năm 2017, được sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành, Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế đã chủ trì thực hiện Dự án “Thiết kế, lắp ráp và nuôi thương phẩm một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng quy mô nhỏ theo công nghệ Đan Mạch”. Dự án được thực hiện từ tháng 1/2017 tại 2 xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) và Vinh Phú (huyện Phú Vang) và do KS Phan Thị Thu Hồng làm chủ nhiệm.

Sau hơn 1 năm thực hiện, thành công của dự án bước đầu được người dân và chính quyền địa phương đánh giá khá cao. Theo đó, dự án đã thiết kế, lắp ráp vận hành 3 lồng với quy mô 62,2 m3/lồng và nuôi ghép thương phẩm các loài cá hồng Mỹ, cá chim trắng vây vàng và cá dìa, nhằm mục đích tận dụng hết nguồn thức ăn dựa vào đặc điểm sinh học của các loài cá đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, mỗi lồng có chế độ cho ăn khác nhau nhằm đánh giá tính phù hợp của các loại thức ăn khi nuôi. Cụ thể: Đối với lồng số 1 (50% thức ăn công nghiệp, 50% thức ăn tươi), lồng số 2 (100% thức ăn tươi) và lồng số 3 (100% thức ăn công nghiệp).

Kết quả, sau 10 tháng nuôi thương phẩm: Tỷ lệ sống bình quân khoảng 80%, riêng tại lồng nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn tỷ lệ đạt trên 86%. Trọng lượng bình quân khi thu hoạch cá hồng mỹ 1 - 1,2 kg/con, cá chim trắng vây vàng 0,48 - 0,52 kg/con, cá dìa 0,38 - 0,42 kg/con. Giá bán cá hồng mỹ 95.000 đồng/kg, cá chim trắng vây vàng 130.000 - 140.000 đồng/kg, cá dìa 165.000 đồng/kg nên cả 3 lồng đều có lãi khá cao.

Từ kết quả nuôi cho thấy, cá chim trắng vây vàng và cá dìa khá thích nghi với thức ăn công nghiệp và tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng cá hồng mỹ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn (cá thu hoạch đạt bình quân dưới 1 kg). Các chỉ tiêu về môi trường được theo dõi trong cả 3 lồng nuôi khá ổn định trong khoảng thích hợp của cá. Tuy nhiên, đối với lồng nuôi thức ăn tươi hoàn toàn có chỉ tiêu PO43- khá cao (0,1 - 0,2 mg/l) và môi trường nước có màu đậm rất dễ xảy ra hiện tượng phú dưỡng vào thời điểm giữa vụ nuôi. Với lồng số 2 nuôi tại xã Vinh Phú hiệu quả chưa cao do nguồn thức ăn tươi chưa chủ động và giá khá cao (vùng xa cửa biển).

Qua đánh giá ban đầu, nuôi cá lồng quy mô nhỏ (62,2 m3) theo công nghệ Đan Mạch đã cho thấy khá phù hợp với khả năng của người dân vùng đầm phá, dễ thao tác các kỹ thuật nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dự án cũng đã tập huấn cho người nuôi 2 xã về hướng dẫn thi công, lắp ráp và quy trình nuôi ghép các loài cá bằng lồng quy mô nhỏ theo công nghệ Đan Mạch để người nuôi áp dụng.

Với những thành công mô hình mang lại đã giúp cho việc thay đổi tập quán sản xuất của người dân trong vùng, từ việc nuôi chuyên một đối tượng sang nuôi nhiều đối tượng trong cùng một lồng, sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn, nhân công, thay đổi thiết kế lồng từ kết cấu đơn giản (thủ công, thể tích quá nhỏ 4 - 8 m3/lồng) sang hướng chắc chắn, lớn hơn có khả năng chống chịu với gió bão. Thành công của dự án cũng giúp cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương định hướng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn và hỗ trợ công tác sắp xếp, quản lý nuôi cá lồng theo Quyết định 60/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định về nuôi cá lồng, bè trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.


Cá tra bị nói xấu ở Rumani Cá tra bị nói xấu ở Rumani OIE: Hạn chế kháng sinh trong nuôi thủy sản OIE: Hạn chế kháng sinh trong nuôi thủy…