Nuôi tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi trong hệ thống Biofloc
Những năm qua việc ứng dụng công nghệ Biofloc (BFT) nuôi tôm ghép với cá rô phi được nhiều cơ sở nuôi áp dụng và đạt kết quả tốt hơn nuôi tôm đơn như tôm đạt kích cỡ lớn, tỷ lệ sống ổn định, năng suất tôm cao; bên cạnh đó còn thu được cá rô phi thương phẩm.
Hệ thống tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi
Tuy nhiên, mô hình nuôi tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi trong hệ thống Biofloc có thể gặp một số trở ngại, đặc biệt là thành phần chất rắn. Sự tích tụ quá mức của chất rắn lơ lửng trong nước có thể làm giảm sự phát triển của tôm và do đó các chất thải rắn này cần phải được loại bỏ khỏi hệ thống. Tuy nhiên, các chất rắn được loại bỏ là những chất thải giàu nitơ (N) và phốt pho (P)… nếu không tận dụng nó sẽ gây sự lãng phí cũng như sự ô nhiễm môi trường.
Thí nghiệm hệ thống đa năng tích hợp nuôi trồng thủy sản (Integrated multi-trophic aquaculture IMTA). Nuôi tôm thẻ chân trắng và cá rô phi được tích hợp trong một hệ thống Biofloc với mật độ thả cá khác nhau. Tôm nuôi với mật độ cao, hạn chế thay nước, hoặc không thay nước.
Moisés Angel Poli và cộng sự 2018 đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá sự tích hợp của 2 loài là tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vanammei và cá rô phi Oreochromis niloticus trong hệ thống Biofloc, thời gian nuôi 57 ngày. Một bể có thể tích 1.000 lít (chứa 800 lít nước để nuôi tôm) và một bể 100 lít khác (chứa 90 lít nước để nuôi cá rô phi) và hệ thống này được đặt trong nhà kính.
Nước được bơm tuần hoàn liên tục từ bể tôm vào bể cá rô phi thông qua một máy bơm chìm (công suất 650 lít/h) còn nước ở bể cá rô phi được đưa trở lại bể tôm nhờ trọng lực.
Hiệu suất của cả hai loài nuôi và hiệu quả sinh thái của hệ thống đã được đánh giá. Tôm được nuôi với mật độ 311 con/m3 và cá rô phi được nuôi với 4 mật độ khác nhau: 0, 8, 16 và 24 con mỗi bể (thể tích 90 lít). Trọng lượng ban đầu lần lượt là 4,8 + 0,1 g và 9,6 + 0,1 g đối với tôm và cá. Tôm được cho ăn theo bảng thức ăn, cá được cho ăn 1% sinh khối cá để kích thích cá rô phi tìm kiếm thức ăn trong Biofloc.
Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa trọng lượng tôm trung bình (14,9 + 0,6 g) và tỷ lệ sống (93,0% + 1%). Tương tự, cá rô phi thu được trọng lượng trung bình cuối cùng là 61,9 + 3,8 g và tỷ lệ sống là 91,1 + 7,9%.
Tổng năng suất cao hơn dựa trên sự gia tăng mật độ cá. Có thể tăng năng suất lên tới 31,2% khi nuôi kết hợp 2 loài trong cùng hệ thống. Sự thu hồi của N và P trong hệ thống Biofloc có kết hợp nuôi cá rô phi tăng lần lượt 27,9% và 22,03% (Bảng dưới).
Thu hồi N, P tăng tuyến tính với sự gia tăng mật độ cá, lượng bùn tạo ra trên mỗi sinh khối vật nuôi cũng giảm đi khi mật độ cá tăng. Ngoài ra, việc giảm lượng bùn : tỷ lệ sinh khối và khả năng thu hồi N và P cao hơn đã làm tăng tính bền vững của việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong hệ thống Biofloc. Và cũng chứng minh tính khả thi của việc tích hợp tôm thẻ và cá rô phi trong một hệ thống.
Các mô hình nuôi kết hợp tôm và cá rô phi ở Việt Nam đã được ứng dụng và phát triển ở các dạng khác nhau như: nuôi cá rô phi tận dụng nước nuôi tôm, nuôi cá rô phi trong ao lắng lọc, nuôi cá rô phi trong lồng lưới đặt trong ao tôm. Ngoài việc nuôi kết hợp theo các phương pháp như trên, thì nghiên cứu này cung cấp cho người nuôi một hệ thống Biofloc tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi có thể áp dụng để tăng năng suất và tính bền vững của nuôi trồng thủy sản.
>> Thu hồi nitơ và phốt pho cho Litopenaeus vannamei được nuôi trong hệ thống biofloc tích hợp với mật độ thả cá khác nhau của Oreochromis niloticus trong 57 ngày: A) hồi quy tuyến tính để phục hồi nitơ trong hệ thống; B) hồi quy tuyến tính để phục hồi phốt pho trong hệ thống; C) Thu hồi nitơ (%) trong tôm và cá; D) Thu hồi phốt pho (%) trong tôm và cá.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ