Tin thủy sản Nuôi tôm bền vững trên quê lúa

Nuôi tôm bền vững trên quê lúa

Tác giả Nguyễn Thị Hằng - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, ngày đăng 29/07/2019

Nuôi tôm bền vững trên quê lúa

Anh Phí Văn Hạnh ở xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình sau nhiều năm xa quê, đã quyết tâm trở về cùng gia đình đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.

Ngoài việc phát triển nuôi ngao ven biển, anh còn tìm hiểu và nuôi thêm tôm thẻ chân trắng. Ngay từ năm 2015, anh đã đến các địa phương phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng như Hải Phòng, Nam Định, Khánh Hòa... để học hỏi kinh nghiệm.

Anh nhận thấy, để nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bền vững, ngoài đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng, còn phải kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất và công nghệ.

Đây là yếu tố quyết định thành công, bởi nuôi tôm thẻ chân trắng rất hay phát sinh dịch bệnh. Cần đảm bảo nguồn nước nuôi, ngoài ao để nuôi trực tiếp còn phải có 2 ao phụ trợ để trữ nước và xử lý nước.

Đồng thời, nguồn giống phải được sàng lọc, lấy ở cơ sở uy tín, chất lượng để con giống khoẻ mạnh, không bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó cần phải nắm vững về đặc tính sinh trưởng, phát triển của tôm, quy trình kỹ thuật nuôi bền vững mà hiệu quả.

Sau thời gian tìm hiểu, anh quyết tâm chuyển đổi diện tích đầm 12 ha sẵn có của gia đình đang nuôi cá và tôm sú; bố trí, sửa đổi và xây dựng 12 ao nuôi tôm với diện tích 2.400m2/ao. Tổng vốn đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống ao, đầm, trang thiết bị nuôi, tôm giống trên 5 tỷ đồng.

Với vốn đầu tư lớn như vậy nhưng theo anh tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, nếu quản lý và chăm sóc tốt, áp dụng linh hoạt quy trình kỹ thuật nuôi thì tôm thẻ chân trắng phát triển ổn định, sau thời gian nuôi khoảng 90 ngày sẽ đạt 40 - 50 con/kg, sản lượng đạt khoảng 10 tấn/ha/năm. Với giá bán trung bình là 170.000 đồng/kg, tổng doanh thu hàng năm từ tôm thẻ của trại anh đạt khoảng 4,9 tỷ đồng, lợi nhuận thu được từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng/năm.

Anh chia sẻ: “Đã có một số công ty hợp đồng liên kết bao tiêu, do đó những năm qua lượng tôm thương phẩm của đầm xuất bán luôn ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình”.
Sau khi chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng, kinh tế gia đình anh được nâng lên rõ rệt, đồng thời còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trái vụ...


Quảng Ngãi tiến tới giảm nghề lưới kéo xuống còn 25% Quảng Ngãi tiến tới giảm nghề lưới kéo… Sản xuất thức ăn tôm thu hút đầu tư Sản xuất thức ăn tôm thu hút đầu…