Tin thủy sản Nuôi tôm mùa nắng nóng phập phồng những nỗi lo

Nuôi tôm mùa nắng nóng phập phồng những nỗi lo

Tác giả Chí Linh, ngày đăng 07/03/2024

Nuôi tôm mùa nắng nóng phập phồng những nỗi lo

Các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ trong đó có Bạc Liêu đang bước vào cao điểm nắng nóng gay gắt, có ngày nhiệt độ lên đến 35 – 38°C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên tôm nuôi bùng phát. Để ứng phó kịp thời trước tác động của thời tiết, ngành Nông nghiệp, các địa phương và người nuôi tôm đang tích cực triển khai nhiều biện pháp “giải nhiệt” nhằm bảo vệ tôm nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thấp thỏm vào vụ

Nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao nhưng con tôm có sức đề kháng kém, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là thời tiết, dễ phát sinh dịch bệnh. Do đó, vào những ngày nhiệt độ tăng cao, các hộ nuôi tôm trong hồ tròn nổi, hồ tròn chìm lót bạt phải luôn canh mực nước, duy trì độ sâu từ 1,2 – 1,5m và tăng cường chạy quạt để tránh chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước, từ đó hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tình trạng nắng nóng.

Anh Nguyễn Hoàng Thuận (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) chia sẻ: “Mùa này nuôi tôm nhanh lớn hơn mùa mưa, nhưng mình phải theo sát khu nuôi, theo dõi nhá (dụng cụ theo dõi lượng thức ăn của tôm) để kiểm tra sức ăn của tôm, kiểm tra tôm định kỳ để khi có phát sinh các yếu tố bất lợi phải xử lý ngay”.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Thời tiết nắng nóng cũng khiến các hộ nuôi tôm ở các xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) đứng ngồi không yên. Lo cho sức khỏe con tôm, các hộ thường xuyên ra ao nuôi kiểm tra, theo dõi và sử dụng các biện pháp chống nóng nhằm hạn chế dịch bệnh cho tôm.

Ông Nguyễn Quốc Vũ (xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) cho hay: “Mấy nay tôi xem tin tức trên các phương tiện truyền thông, được biết mùa khô năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn cũng sẽ xuất hiện, khiến tôi và nhiều hộ nuôi tôm khá lo lắng. Dù toàn khu nuôi tôm của tôi có phủ lưới lan để giảm nhiệt cho ao nuôi, nhưng nếu nắng nóng kéo dài thì tôm nuôi cũng sẽ dễ bị sốc môi trường”.

Cần bám sát quá trình nuôi

Đồng hành cùng bà con nuôi tôm, các địa phương đã chỉ đạo các hợp tác xã, tổ nuôi tôm cộng đồng tăng cường hướng dẫn người nuôi tôm các biện pháp chống nóng, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi, như: nâng cao mực nước cho ao nuôi; sử dụng quạt nước thường xuyên, nhất là vào thời điểm nắng nóng gay gắt trong ngày và vào ban đêm từ 22 giờ – 4 giờ sáng… nhằm tránh phân tầng nhiệt độ trong ao nuôi, tăng hàm lượng oxy hòa tan, đặc biệt là tầng đáy nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, làm giảm thiểu lượng khí độc trong ao…

Bên cạnh đó, trước dự báo tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt kéo dài, ngay từ đầu vụ, Chi cục Thủy sản đã có văn bản gửi các địa phương trong việc chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nuôi trồng thủy sản, chỉ thả giống khi điều kiện thời tiết thích hợp. Tăng cường quản lý chặt chẽ vùng, cơ sở nuôi; tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ, phục vụ người dân bơm nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.

Khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi nguồn nước không đảm bảo chất lượng, thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật để hạn chế thiệt hại do nắng nóng và các hiện tượng thời tiết bất thường gây ra. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp về các vùng nuôi hướng dẫn các hộ thực hiện tốt các biện pháp chống nóng, giảm nhiệt và áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc để nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Ông Cổ Tân Xuyên – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, khuyến cáo: Nông dân chỉ nên thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C, thả nuôi với mật độ hợp lý. Cho ăn với khẩu phần và chế độ hợp lý theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm từ 15 – 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng; bổ sung vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng. Thường xuyên kiểm tra và duy trì các yếu tố môi trường trong ngưỡng thích hợp, giữ mực nước trong ao tối thiểu từ 1,3 – 1,5m; tăng cường chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, bổ sung oxy hòa tan; sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước và đáy ao nuôi. Với những hộ có điều kiện, có thể dùng lưới che cách mặt nước từ 0,8 – 1m nhằm giảm ánh nắng tác động trực tiếp lên ao nuôi.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Giá tôm sú và tôm thẻ thương phẩm ở Tiền Giang tăng khá Giá tôm sú và tôm thẻ thương phẩm… Top 6 tỉnh thành có diện tích và sản lượng nuôi tôm lớn nhất nước ta Top 6 tỉnh thành có diện tích và…