Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn - Phần 1
Với nhiều ưu điểm như nuôi được với năng suất cao, tốn ít chi phí, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường… hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) trong ao tròn nhỏ, có sử dụng hệ thống xử lý chất thải đáy đang được nhiều trang trại ứng dụng và cho hiệu quả cao.
Ưu điểm
So với những ao nuôi TTCT với diện tích thông thường 2.000 – 5.000 m2, ao nuôi hình tròn, có diện tích nhỏ mang nhiều ưu điểm.
Do diện tích ao nhỏ, nên việc thu gom chất thải vào giữa bằng tác động của máy quạt nước rất hiệu quả, việc loại bỏ chất thải ra khỏi ao được thực hiện dễ dàng, nền đáy được kiểm soát trong suốt vụ nuôi, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc.
Rủi ro thiệt hại thấp vì ao nhỏ, xử lý nhanh và dễ dàng.
Mặt khác, không bị ô nhiễm bởi hóa chất có hại tồn lưu trong đất, vì đã cách ly đất ở mặt đáy.
Quan trọng nhất là giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng hóa chất xử lý môi trường.
Do không mất nhiều thời gian cải tạo cũng như cho ao nghỉ nên mỗi năm có thể nuôi 3 vụ.
Thiết kế ao
Ao nuôi được thiết kế ở những vị trí đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như những ao nuôi thông thường.
Ao nuôi có hình tròn, diện tích 500 – 2.000 m2, tốt nhất 500 – 1.000 m2.
Chiều sâu của ao 2 – 2,2 m, chiều sâu mực nước 1,5 – 2 m.
Được trang bị máy quạt nước và máy tạo ôxy đáy.
Đáy ao nên được lót bạt hoàn toàn bằng tấm bạt nhựa dày 0,5 mm (bền, có thể sử dụng trên 5 năm), hoặc được đổ xi măng.
Ao nuôi không thiết kế cống thoát nước mà sử dụng ống PVC đường kính miệng lớn để cấp thoát nước.
Ống PVC được chôn ở vị trí phần giữa đáy ao, nơi chất thải tập trung để hút chất thải ra ngoài.
Từ đó nước được hút sang hệ thống xử lý nước, rồi chảy lại vào ao nuôi.
Như vậy ao có tính khép kín tốt, đồng thời tránh ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt là hệ thống chất thải ô nhiễm phần đáy dưới tác dụng của máy quạt nước, nước quay tròn, giúp tập trung chất thải vào chính giữa và thải liên tục ra ngoài.
Ao lắng có diện tích bằng 30% so diện tích ao nuôi.
Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ ấu trùng tôm, cua, còng…
Nước trước khi vào ao nuôi cần được xử lý trong ao lắng bằng Clo, liều lượng 2 kg/1.000 m3 nước để khử trùng, quạt nước liên tục trong 1 ngày, rồi dùng tiếp BKC, liều lượng 2 lít/1.000 m3 nước, sau 2 ngày dùng vôi CaCO3 hòa tan, té xuống nước để ổn định pH, dùng EDTA, liều lượng 5 kg/1.000 m3 để khử kim loại nặng và ổn định độ kiềm.
Sau đó lọc qua lưới có kích thước 80 mắt, rồi hút nước vào ao nuôi.
Với những ao nuôi từ vụ thứ hai, trước khi thả nuôi nửa tháng, tiến hành rửa ao.
Sau đó khử trùng và tiêu diệt các động vật và giáp xác tạp, rồi phơi nắng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ