Tin thủy sản Nuôi tôm ứng phó dịch đốm trắng tại Thái Lan

Nuôi tôm ứng phó dịch đốm trắng tại Thái Lan

Tác giả Tuấn Anh (Theo AQUA Culture AsiaPacific), ngày đăng 08/10/2019

Nuôi tôm ứng phó dịch đốm trắng tại Thái Lan

Dịch bệnh đốm trắng tấn công Đài Loan vào năm 1992 và Thái Lan vào năm 1994. 25 năm sau, dịch bệnh này tiếp tục trở thành mối đe dọa lớn nhất với ngành tôm của Thái Lan, và nhiều quốc gia nuôi tôm khác trên thế giới.

Nông dân Thái Lan có kinh nghiệm nhận biết tôm bị bệnh đốm trắng

Nông dân Thái Lan có kinh nghiệm nhận biết tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng. Họ nắm rõ tất cả các triệu chứng quen thuộc như tôm không lột xác, lờ đờ, giảm hoặc không ăn, cùng nhiều hành vi bơi bất thường (bơi lờ đờ, sát mặt nước và tụ tập quanh bờ ao). Hầu hết nông dân Thái Lan đều có bộ dụng cụ phát hiện dịch bệnh đốm trắng. Đây cũng là công cụ giúp họ đưa ra các quyết định quản lý dịch bệnh trước khi đốm trắng xuất hiện trên vỏ tôm. Nhưng nếu để đến lúc đốm trắng xuất hiện, thì mọi biện pháp kiểm soát dịch bệnh khi đó đều đã muộn, và chắc chắn nông dân sẽ mất trắng vụ nuôi.

Người nuôi tôm tại Thái Lan thường gửi các mẫu tôm bị nghi ngờ nhiễm đốm trắng tới phòng thí nghiệm thủy sản để chẩn đoán bệnh. Một dấu hiệu nổi bật nhất của dịch bệnh đốm trắng là cơ thể tôm chuyển sang màu hồng, nhưng đôi khi tôm bị yếu không chuyển sang màu hồng, hoặc xuất hiện đốm trắng nhưng vẫn phát hiện thấy virus gây bệnh trong cơ thể tôm. Không ít giải pháp xử lý dịch bệnh đốm trắng đã được đưa ra, nhưng lại khó thực hiện. 

Virus đốm trắng là một loại DNA sợi kép, đường kính 80 - 120 nm, dài 250 - 380 nm. So sánh với các loại mầm bệnh khác, virus đốm trắng có hệ gen lớn, đòi hỏi các biện pháp xử lý dịch bệnh cũng phức tạp hơn. Về mặt di truyền học, virus đốm trắng ở Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan tương tự nhau, với thành phần nucleotide là 99,32%, nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian. 

Đốm trắng có thể bị ức chế bởi hàng rào vật lý và hóa chất. Tuy nhiên, cho dù các phương pháp ức chế mầm bệnh có thể được áp dụng trên tôm bị nhiễm bệnh, thì chúng vẫn khó thực hiện. Ức chế vật lý và hóa học với virus có thể được áp dụng dễ hơn tại trại giống, nhưng lại khó thực hiện trong ao nuôi tăng trưởng. 

Con đường lây truyền dịch bệnh chủ yếu từ tôm bố mẹ, tôm post và trung gian như công nhân, thiết bị trang trại, bùn và nước thải. Các giải pháp an toàn sinh học nghe thì dễ, nhưng lại khó thực hiện ở cấp độ trang trại. Trong thời gian 7 ngày trước khi bán tôm post, các trại giống Thái Lan đều giữ tôm ở 300C để làm giảm cơ hội tôm mang mầm bệnh đốm trắng. Họ cũng tuân theo khuyến nghị của nhà quản lý đó là ương tôm post trong nhà kính trước khi thả nuôi tôm trong ao.

Sàng lọc PCR thức ăn sống của tôm bố mẹ cực kỳ quan trọng. Một giải pháp thay thế là sử dụng thức ăn sống từ những trại nuôi đạt chứng nhận thực hành tốt (GAP). Tại Thái Lan, những trại nuôi như vậy thường nuôi giun nhiều tơ sạch bệnh đốm trắng. Trở ngại trong ngành tôm hiện nay lại là một số trại giống thích giun nhiều tơ trong tự nhiên hơn, nhưng loại giun này lại có nguy cơ nhiễm bệnh đốm trắng cao nhất. Do đó người nuôi tôm Thái Lan luôn sẵn sàng một bộ thử nghiệm PCR để phát hiện bệnh đốm trắng ở giun nhiều tơ đạt tiêu chuẩn. 

Để tránh bệnh đốm trắng, nông dân Thái Lan không thả nuôi quá dày đặc hoặc thả nuôi tôm vào mùa lạnh. Khi bệnh đốm trắng bùng phát, phải kiểm dịch trại nuôi và ngừng toàn bộ hoạt động mua bán, vận chuyển người, xe tải, xe hơi gần ao nuôi bị nhiễm bệnh. Nông dân cũng không đợi các kết quả PCR trước khi hành động bởi đến khi có kết quả thì có thể đã quá muộn để kiểm soát dịch bệnh. 

Khi nghi ngờ một ổ dịch đốm trắng trong 45 ngày nuôi đầu tiên, việc quan trọng là cử nhân viên trông coi giám sát ao cả ngày. Nếu tôm bị nhiễm bệnh, trại nuôi ngay lập tức sẽ lập hàng rào kèm biển hiệu “không ra vào” và kiểm soát chặt chẽ tại các cửa nước vào và nước ra, đảm bảo không có sự rò rỉ ra ngoài. Khử trùng nước ao nuôi, hệ thống cung cấp ôxy hoạt động liên tục. Sau khi đảm bảo rằng tất cả tôm đã bị chết, ngừng máy sục khí nhưng để máy sục trong nước ít nhất 7 ngày đến khi tôm chuyển thành màu đỏ. Đốt hoặc chôn tôm chết và duy trì mực nước trong hai hoặc 3 ngày sau đó để khử trùng máy quạt nước bằng clo và để khô.


Hốt hoảng vì câu được cá đầu sư tử, đuôi rồng Hốt hoảng vì câu được cá đầu sư… Kế hoạch phát triển tôm nuôi đến năm 2030 tại Bến Tre Kế hoạch phát triển tôm nuôi đến năm…