Ở Ấn Độ, việc thay đổi cây trồng có thể giúp tiết kiệm nước và cải thiện dinh dưỡng
Ấn Độ sẽ cần phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng 394 triệu người vào năm 2050, và đó sẽ là một thách thức lớn. Ngày nay, tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng đã phổ biến rộng rãi ở Ấn Độ - 30% dân số hoặc hơn bị thiếu máu - và nhiều vùng bị thiếu nước thường xuyên. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn do gió mùa cung cấp lượng mưa ít hơn so với trước đây. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố ngày 4/7 trong Science Advances chia sẻ một triển vọng tươi sáng hơn: việc thay thế một số loại gạo bằng các loại cây trồng cần ít nước hơn có thể giảm đáng kể nhu cầu nước ở Ấn Độ, đồng thời cải thiện dinh dưỡng.
Bắt đầu từ những năm 1960, sự bùng nổ trong sản xuất gạo và lúa mì đã giúp giảm nạn đói trên khắp Ấn Độ. Thật không may, cuộc cách mạng xanh này cũng đã làm ảnh hưởng đến môi trường, tăng nhu cầu về nước, phát thải khí nhà kính và ô nhiễm từ phân bón.
Kyle Davis, một đồng nghiệp tại Viện Trái đất của Đại học Columbia và là tác giả chính của nhóm nghiên cứu cho biết: “Nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường sản xuất lúa và lúa mì, với việc sử dụng tài nguyên không bền vững và tăng biến đổi khí hậu, thì không rõ chúng ta có thể duy trì hoạt động đó trong bao lâu. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang nghĩ đến các cách để điều chỉnh an ninh lương thực và các mục tiêu môi trường tốt hơn”.
Nghiên cứu đề cập đến hai mục tiêu chính của chính phủ Ấn Độ: giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng và cải thiện dinh dưỡng, và thúc đẩy sử dụng nước bền vững.
Davis và các cộng sự đã nghiên cứu 6 loại ngũ cốc chính hiện đang được trồng ở Ấn Độ là lúa, lúa mì, ngô, lúa miến, lúa mạch và kê. Đối với mỗi vụ, họ so sánh năng suất, lượng nước sử dụng và các giá trị dinh dưỡng như calo, protein, sắt và kẽm.
Họ phát hiện ra rằng gạo là loại ngũ cốc ít hiệu quả nhất về sử dụng nước và lúa mì là cây trồng chính làm tăng áp lực tưới tiêu.
Những lợi ích tiềm năng của việc thay thế lúa bằng các cây trồng thay thế có sự khác nhau giữa các vùng khác nhau, tùy thuộc vào việc cây trồng có thể dựa vào lượng mưa như thế nào thay vì tưới tiêu. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc thay thế lúa bằng ngô, cây kê đuôi chồn, kê ngọc hoặc lúa miến có thể giảm 33% nhu cầu nước tưới, đồng thời tăng lượng sắt thêm 27% và kẽm thêm 13%.
Trong một số trường hợp, những cải tiến này đi kèm với sự giảm nhẹ về số lượng calo được sản xuất, bởi vì lúa đã được nhân giống để có năng suất cao hơn trên một đơn vị đất đai. Vì vậy, ở một số vùng có sự cân bằng giữa hiệu quả sử dụng đất và nước, nhưng Davis nghĩ rằng với sự chú ý nhiều hơn từ các nhà khoa học, các loại cây trồng thay thế cũng có thể phát triển năng suất cao hơn. Hiện tại, việc thay thế cây lúa không phải là một giải pháp phù hợp với tất cả mọi nơi. Việc này cần được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể cho từng địa phương.
Hệ thống phân phối công cộng nhà nước của Ấn Độ (PDS) có thể gây ảnh hưởng đến sở thích của người tiêu dùng. Hiện tại, PDS trợ cấp gạo và lúa mì để hỗ trợ các hộ nông dân và hộ gia đình có thu nhập thấp. Những khoản trợ cấp này đã khuyến khích nông dân và người tiêu dùng trồng và mua những loại cây này, nhưng các chính sách trong tương lai có thể giúp khuyến khích sử dụng các loại ngũ cốc tiết kiệm nước, bổ dưỡng như kê và lúa miến.
Chính phủ đang hỗ trợ phát triển các loại ngũ cốc thay thế. Một số bang của Ấn Độ đã bắt đầu các chương trình thí điểm để phát triển nhiều loại cây trồng này, và chính phủ Ấn Độ đang kêu gọi năm 2018 là “Năm của cây kê”.
Davis nói: “Nếu chính phủ có thể khiến mọi người quan tâm hơn đến việc ăn các loại kê, nhu cầu nhiều hơn, thì mọi người sẽ trả giá tốt hơn cho loại cây này, và nông dân sẽ sẵn sàng trồng nhiều loại cây này hơn nữa”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ