Ông Nguyễn Văn Thảo thành công từ dèo tôm giống trong bể xi-măng
Đầu năm 2014, ông Nguyễn Văn Thảo gom góp hết tiền dành dụm của gia đình, cộng thêm vốn vay mượn mạnh dạn đầu tư 2 ao nuôi tôm công nghiệp (diện tích 2.000m2) với hy vọng được đổi đời. Nhưng qua 2 - 3 vụ nuôi đều thất bại. Giữa năm 2015, ông thử nghiệm cách làm mới là dèo tôm trong bể xi-măng. Ông vay thêm tiền, xây dựng 7 bể xi-măng (mỗi bể 2m2), dưới đáy từng bể xi-măng ông làm đường ống nước dẫn ra ao nuôi tôm công nghiệp.
“Vụ thứ nhất, tôi thả 110.000 con tôm giống thẻ chân trắng chia đều 7 bể, chạy ôxy, cho ăn. Sau 20 ngày, tôi cho tất cả tôm từ các bể ra ao thứ nhất. 20 ngày tiếp theo, tôi phá bờ cho tôm qua ao thứ hai. 30 ngày kế tiếp, bắt đầu thu hoạch. Vụ thứ nhất (70 ngày), trừ chi phí còn lãi 50 triệu đồng. Từ thành công này, tôi thực hiện vụ thứ 2, rồi vụ thứ 3 đều thành công như mong muốn. Tôi nghĩ, mỗi năm thực hiện 5 vụ nuôi là ăn chắc”, ông Nguyễn Văn Thảo chia sẻ.
Trưởng ấp Tân Điền A, xã Tạ An Khương Lê Thanh Huy cho biết: "Ông Thảo nuôi tôm công nghiệp theo kiểu dèo thấy đạt hiệu quả. Mô hình này rất hay, có thể phổ biến ra cho bà con mình thực hiện".
Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này, xã Tạ An Khương có tổng số 175ha nuôi tôm công nghiệp, trong đó chỉ có 40% nuôi có hiệu quả, số còn lại bỏ trống và chuyển sang hình thức nuôi khác. Mô hình nuôi tôm công nghiệp thẻ chân trắng của ông Thảo bước đầu cho hiệu quả, có thể nhân rộng, đặc biệt đối với hộ có ít đất.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Tạ An Khương Mai Hoàng Anh chia sẻ: "Thời gian tới, Hội Nông dân sẽ tham mưu cho Đảng uỷ nhân rộng mô hình này, thành lập tổ sản xuất nhằm tăng thu nhập cho bà con nông dân”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ