Cá chình Phân Loại Cá Chình

Phân Loại Cá Chình

Ngày đăng 31/01/2013

Phân Loại Cá Chình
Untitled Document<p>Hiện nay một số nước trên thế giới có hàng trăm ngàn loại cá chình, tên tiếng Anh của chúng là "eel", còn tên khoa học tùy theo giống và loài.</p><p>Cá chình là loại cá có ngoại hình giống con rắn, với vây hậu môn và vây lưng nối kết nhau; có vây ngực nhưng không có khung xương chậu; không có vảy hoặc vảy rất nhỏ .</p><p> Chúng là loài cá ăn mồi sống, phần lớn cuộc đời chúng sống ở biển, dưới đáy thềm lục địa. Tuy nhiên, có một vài loài cá chình lại di trú gần mặt nước biển. </p><p>Nhìn chung, dường như hiện nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công việc sinh sản cá chình nhân tạo. Tất cả các giống được nuôi dựa vào nguồn khai thác trong tự nhiên (ở cửa sông hoặc ven biển).</p><p>Ở Việt Nam, cá chình phân bổ chủ yếu Quảng Bình vào đến Bình Định, đặt biệt là vùng Hồ Châu Trúc ở Bình Định . Giống cá như quốc gia khác, người nuôi cá chình nước ta đều tìm đến con giống đánh bắt trong tự nhiên.</p><p><strong>I.Phân Loại Cá Chình </strong></p><p>Các nhà khoa học chúng ta phân loại cá chình theo họ của chúng. Nhìn chung có 3 nhóm chính:</p><p>- Cá chình nước ngọt(họ Anguillidae)</p><p>- Cá chình biển (họ Congidae)</p><p>- Cá chình Moray (họ Muraenidae)</p><p> Có một chi tiết đặt biệt mà chúng ta cần lưu ý. Giống cá chình Monopterus gồm 6 loài và chỉ tìm được ở châu Á. Người phương Tây gọi giống cá này là "cá chình ruộng lúa".Tuy nhiên, một số nước châu Á lại gọi chúng là "lươn" thí dụ như loài Monopterus albus hay M. cuchia …Ở Việt Nam chúng ta cũng gọi những loài này là "lươn". Chính vì thế, chúng tôi không liệt kê ở đây, xin phép giới thiệu những loài "được công nhận" là cá chình đối với Việt Nam nói chung và cả thế giới nới riêng </p><p><strong>1. Cá chình nước ngọt(họ Anguillidae)</strong></p><p>Cá chình nước ngọt thuộc giống Anguilla, có tổng cộng 20 loài.Những loài cá chình này tương đối nhỏ, phần lớn cuộc đời chúng sống ở nước ngọt. Tuy nhiên chúng vẫn trở ra biển sinh sản (di trú xuôi dòng )</p><p>Cá chình nước ngọt có hai loài điển hình: loài cá chình vây dài và loài cá chình vây ngắn.</p><p><strong>a.Miêu tả</strong></p><p> Cá chình nước ngọt thành thục giới tính ở một biên độ khá rộng, có khi rất trễ (năm 96 tuổi). Vào lúc thành thục giới tính, chúng di trú ra biển để gây giống rồi chết. Con cái thành thục (loài có vây dài ) đạt độ dài trung bình khoảng 93 cm, còn con đực khoảng 56 cm. Tuy nhiên, có những con thây đổi kích thước khá lớn, một vài con cái có thể đạt độ dài tới 200 cm, vòng ngực khoảng 50cm và cân nặng hơn 20kg </p><p>Con cái thành thục (loài vây ngắn ) dài khoảng 70 cm, con đực khoảng 42cm. Loài cá chình vây dài màu xanh ôliu có đốm màu lục sậm, nâu và đen, con đực thành thục (loài vây ngắn ) có màu xanh ôliu nhưng không có đốm còn loài cá chình ở miền Nam Thái Bình Dương thì đều có đốm màu sậm</p><p><strong>b. Môi trường sống và phân bố </strong></p><p>Cá chình sống ở nưóc ngọt thường sống vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.Tất cả những loài cá này đều có thể xuất hiện ở sông, đập, phá và hồ nước ngọt. Và bất kỳ loài nào cũng vậy, chúng đều di trú ra biển sinh sản </p><p>Có hai loài sống ở Bắc Đại Tây Dương và nhũng vùng nưóc kế cận, đó là loài cá chình châu Âu Anguilla anguilla và cá chình Mỹ Anguilla rostrala. Loài Anguilla anguilla xuất hiện một số bờ biển, sông ngòi châu Âu và miền bắc châu Phi, song ngược lại cá chình Mỹ Anguilla rostrata sống tại miền Bắc và trung Mỹ. Cả hai loài này phần lớn cuộc đời sống trong những con sông cửa sông phá nước mặn. Nhưng sau một năm tuổi, chúng thành thục giới tính bắt đầu di trú. Đầu tiên chúng ra biển khơi rồi đến hướng tây trung tâm Đại Tây Dương nơi còn gọi "biển tảo đuôi ngựa " (Sargasso Sea). Vào những tháng mùa hè và mùa xuân. Chúng đẻ trứng ở nơi này. Trứng phát triển ấu trùng trong suốt, dẹt hai bên, được gọi cá chình con nới nở (leptocephalus). Do tác động mạnh mẻ dòng chảy về phía bờ biển, ấu trùng trôi dạt vào bờ. Khi đến bò biển chúng đã phát triển thành con (elves). Kế tiếp chúng sẽ di trú sâu vào nội địa, hợp lại thành đàn rồi sống nơi nước ngọt </p><p><strong>c. Sinh sản và chu kỳ sống </strong></p><p>Cá chình vây ngắn và cá chình vây dài đều có chu kỳ sống tương tự nhau. Cả hai loài này đều đẻ trứng ở biển nơi có nước sâu hơn 300 m. Trong vòng 2 đến 10 ngày, trứng sẻ nở thành ấu trùng gọi là "leptocephali" khi những dòng nước biển mang ấu trùng tới những dải đá ngầm ở thềm lục địa. Ở nơi đó chúng sẽ phát triển thành " cá chình thủy tinh" (glass eels), loại cá chình này không có răng và màu sắc. Nhờ sự giúp đở của dòng nước, chúng di chuyển vào những cửa sông.Vào cuối mùa thu và mùa xuân, các chình thủy tinh vây ngắn sẽ vào các của sông, trong khi cá chình thủy tinh vây dài sẽ vào của sông trong mùa hè mùa thu .</p><p>Khi cá chình thủy tinh có màu sắc thì người ta gọi chúng là "cá chình con" (elvers). Kể từ khi đó, chúng từ cửa sông di chuyển vào hồ, đầm lầy, những nhánh sông nước ngọt, vùng lạch và những nơi nước có thể phù hợp với sự thích nghi của chúng (thí dụ bể nuôi nhân tạo). Còn đối với loài cá chình vây dài, chúng thường di trú vào màu hè nùa xuân. Nhìn chung, người ta thấy những con đực xuất hiện khúc sông thấp hơn, những con cái di chuyển sâu hơn trong nội địa.</p><p>Khi cá nước ngọt thành thục chúng di chuyển xuôi dòng đến những con sông lạch, trước khi bắt đầu di trú ra biển để đẻ trứng. Để chuẩn bị cho điều này, chúng chịu một số thây đổi sinh lý và cơ thể, Chúng trở nên có sắc màu như bạc, mở mắt rộng dạ dày thoái hóa, tuyến sinh dục rộng hơn. Ca chình thành thục tìm đến những con màu sắc bạc và không có gì ăn cả. Trong tự nhiên, cá chình thành thục trong độ tuổi khác nhau.Theo ước lượng các nhà khoa học, cá đực thành thục vào khoảng 10 đến 30 tuổi. Người ta cho rằng tất cả con trưởng thành sẽ chết sau giai đoạn để trứng.</p><p> Đối với nghề nuôi cá ,cá chình thủy tinh hoặc cá chình con phải được đánh bắt từ tự nhiên để nuôi. Người ta dùng lưới đánh bắt chúng ở các cửa sông và những khúc sông thấp hơn ở miền duyên hải. Ở Australia, chính quyền cấp phép mới được đánh chúng. Số lượng cho phép đánh bắt liên quan đến khả năng của người chăn nuôi. Chu kỳ sống và có thể để trứng và sản xuất cá chình thủy tinh được công nhận là 20 năm hoặc hơn nữa. </p><p><strong>d. Tăng trưởng</strong></p><p> Cá chình thủy tinh và cá chình con được nuôi tốt nhất trong bể nước khi chuyển đến những nơi có điều kiện thuận lợi phát triển hơn nữa. Sự tăng trưởng cửa cá chình con có thể đạt kích cỡ thị trường khi nuôi trong hệ thống bể hoặc ao đất. </p><p>Nếu nuôi trong bể, người ta có thể quản lý những bể 1.000 – 2.000 lít, cung cấp cho nước chảy qua hoặc tát nước lưu thông. Sự tuần hoàn khép kín đòi hỏi công việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật xử lý công phu duy trì chất lượng nước phù hợp. Ao đất đẻ cá chình tăng trưởng cần được xây dựng trên đất xốp, Những ao này có thể xếp thành hàng để không bị rò rỉ. Tuy nhiên, giá xây dựng những ao đất thế này cao hơn. Diện tích của ao cần từ 0.1 ha đến 0.5 ha và sâu khoảng 1.5 m</p><p>Cá chình cần một lượng oxgen lớn nếu chúng hoạt động tích cực và tăng tưởng nhanh. Do đó, người ta sử dụng những bánh xe gắn mái chèo hoặc máy quạt để cung cấp lượng lưu thông không khí trong nước. Ngoài ra, người ta còn kích thích tảo "phytoplanktonic" ra hoa để chúng sản xuất oxy và che chở cá chình trước ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống. Nước cần thây đối thường xuyên để duy trì chất lượng. Độ PH, mức oxy hòa tan, nhiệt độ, tổng khối lượng nitrogen và nitrite lượng nước xấu hơn mức cho phép thì cần cung cấp nước mới một cách nhanh chóng để bảo đảm đàn cá không bị ảnh hưởng.</p><p>Cá chìnhcần được nhanh chóng tập làm quen thức ăn nhân tạo kể từ khi chúng vào nơi nuôi. Ở Australia, có nhiều loại thức ăn viên phù hợp với cá chình vây ngắn và vây dài, người ta cho chúng ăn 3- 4 lần /ngày để đảm bảo chúng khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh </p><p><strong>2. Cá chình biển và cá chình vườn (họ Congridae)</strong></p><p> Cá chình biển (conger eel ) và cá chình vườn (garden eel) gồm 150 loài trong 32 giống thuộc họ Congridae, lớp Acinoptrerygii bộ Anguilliformes, ngành Chordata và giới Animalia. </p><p>Tất cả loài kể trên đều sống trong môi trường nước mặn, không sống ở trong môi trường nước lợ hay ngọt. Chúng phân bố rộng rãi Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, song nơi cư trú phổ biến nhất của chúng là đông bắc Đại Tây Dương trải dài từ phía nam ra biển Mediteranean.</p><p>Cá chình biển không có vây, nhưng thường lại có vây ngực. Chúng ăn những loài cá nhỏ và loài giáp xác, chủ yểu tìm mồi vào ban đêm. Phần lớn cuộc đời chúng sống ở những dãy đá ngầm cạn ở bở biển.</p><p>Cá chình biển thường săn mồi vào ban đêm thức ăn chủ yểu là loài giáp xác(có vỏ) và loài cá vây tia. Vào ban ngày loài cá này thường ẩn mình trong những khe nứt dãy đá ngầm. Chúng được coi là thực phẩm có giá trị đối với con người .</p><p>Cá chình vườn, người ta thấy chúng xuất hiện từng bầy trong cát dưới đáy biển.Tuy nhiên, chúng đào hàng sống riêng lẻ. Từ trong hang chúng thò đầu ra để ăn những sinh vật phù du. Nơi chúng sống thường là quần thể thực vật như một "vườn cây " do đó người ta đặt tên chúng là cá chình vườn</p><p>Cá chình đực và cái giao phối và để trứng dường như gần ngay chúng sống chứ không phải di trú xa để sinh sản .</p><p>Nhìn chung, trong các loài cá chình biển thi loài Congr conger có số lượng lớn nhất mà người ta tìm thấy ở những vùng thuộc bờ biển châu Âu. Loài này có thể dài hơn 3 m và cân nặng 110kg.</p><p><strong>3.Cá chình Moray (họ Muaenidae)</strong></p><p> Cá chình Moray thuộc giới Animalia; ngành Chordata; lớp Actinopterygii; bộ Anguilliformes. Chúng là cá có số lượng lớn trong họ Muraenidae. Loại cá này có 15 giống, trong đó xấp xỉ khoảng 20 loài. Loài lớn nhất là cá chình Moray khổng lồ, có tên khoa học là Strophidon sathete. Nó thân hình dài 4 m, còn phần lớn những loài Moray dài khoảng 1.5m </p><p>Một trong những loài quen thuộc nhất mà người ta biết được, đó là cá chình Moray Địa Trung Hải (tên khoa học: Muraena helena). Loài này đã được đề cao trong bếp núc nghệ thuật vào thời La Mã cổ đại hoặc xưa hơn nữa</p><p>Cá chình Moray khổng lồ Gymnothorax javanicus một trong những loài Moray có số lượng lớn nhất và rất hung dữ. Chúng sống thềm lục địa trong biển Ấn Độ -Thái Bình Dương</p><p>Cá chình Moray thường sống trong loài san hô ngầm ở độ sâu 200m thuộc những vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng trú ngụ trong những khe nứt cửa đá hoặc san hô vào ban ngày. Chúng thò đầu ra, miệng thường há rộng cho thấy những răng sắc nhọn. Cái miệng há rộng ấy có thể là một đe dọa đến kẻ thù chung quanh, song cũng chính nhờ mỏ to miệng mà chúng hô hấp dễ dàng hơn và được phục vụ các chuyên gia vệ sinh răng miệng là những con tôm và loài cá màu xám (wrasse). Ngoài ra, cái mang vòng tròn nhỏ của chúng thường mở phục vụ cho việc hô hấp.</p><p>Cá chình Moray phí nhiều thời gian ẩn mình trong các khe nứt và hốc đá và san hô. Lớp da không vảy của chúng sản xuất một loại nước nhầy để bảo vệ. Vây lưng duỗi thẳng ngay từ phía phần dưới đầu dọc theo lưng rồi nối liền với vây hậu môn và vây đuôi. Phần lớn loài này thiếu vây ngực và khung xương chậu nên càng làm chúng giống con rắn. Do có mắt khá nhỏ nên loài cá chình Moray dựa vào khứu giác phát triển của chúng và chúng chỉ cần nằm một chổ cũng nhận ra mùi của những vật xunh quanh, do đó chúng tìm những con mồi rất dễ dàng .</p><p>Có thể chúng được trang trí bằng những mẩu dệt rất lạ, bên trong miệng là một sự ngụy trang rất đặt biệt. Quai hàm rộng của chúng được vũ trang bằng những có răng khá lớn và sắn bén, nhìn từ xa trông rất ấn tượng.</p><p>Cá chình Moray chuyên ăn thịt. Thức ăn của chúng là những loài cá khác động vật chân đầu(cephalopods) và những loài giáp xác.</p><p>Một số cá chình Moray có giá trị thương mại rất cao, đặc biệt là loại cá chinh Moray Địa Trung Hải (Muraena helena). Vào thời La Mã cổ đại, loài cá này được bán giá rất cao và chúng là món ăn ngon của nhiều người. Còn những con lớn mục tiêu săn bắt giải trí của những người câu cá biển. Có lẻ chính vì thế mà chúng săn bắt rất nhiều. Dẫn tới nguy cơ giảm số lượng sinh sống trong tự nhiên.Tuy nhiên, cần lưu ý, một số loài Moray chứa độc ciguatera trong nước nhầy tiết từ lớp da cửa chúng, do đó nên nhiều người câu cá và tiêu dùng không muốn gặp những loài này.</p><p><strong>* Tiềm năng gây hại</strong></p><p> Cá chình biển và cá chình Moray có khả năng tấn công và cắn nếu chúng bị quấy rầy và lúng túng. Một số loài khác hung dữ chúng có thể tấn công mà không cần khiêu kích. Với hàm răng sắn bén, cá chình Moray và nhiều loài khác có thể xé rách da thịt của đối thủ một cách nghiêm trọng. Những loài nguy hiểm này gồm loài Moray khổng lồ Gymnothorax javanicus và vài loài khác có hình thể rất lớn ở Ấn Độ -Thái Bình Dương. </p>

Đưa Cá Chình Vào Ao Nuôi Đưa Cá Chình Vào Ao Nuôi Những Loài Cá Chình Nước Ngọt Những Loài Cá Chình Nước Ngọt