Tin thủy sản Phát hiện cá nhiễm thủy ngân bằng Polymer huỳnh quang

Phát hiện cá nhiễm thủy ngân bằng Polymer huỳnh quang

Tác giả Đào Minh, ngày đăng 21/06/2021

Phát hiện cá nhiễm thủy ngân bằng Polymer huỳnh quang

Theo các nhà nghiên cứu, thủy ngân là một kim loại độc hại có thể tồn tại ở môi trường từ các nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nồng độ thủy ngân đã tăng cao ở các vùng đất và vùng biển do chất thải công nghiệp.

Sử dụng polymer huỳnh quang để kiểm tra cá bị nhiễm thủy ngân (Ảnh: FIS)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Burgos đã sản xuất một loại polymer huỳnh quang, được gọi là JG25, có khả năng phát hiện sự có mặt của thủy ngân trong cá.

Trong chuỗi thức ăn, thủy ngân hiện diện ở dạng hữu cơ (methylmercury - MeHg+) hoặc ở dạng vô cơ (cation Hg2+).

Tomas Torroba là tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “Polymer tiếp xúc với các mẫu được chiết xuất trực tiếp từ cá trong vòng 20 phút. Sau khi được chiếu dưới ánh sáng cực tím, chúng sẽ phát ra một ánh sáng màu xanh có cường độ tỷ lệ thuận với lượng MeHg+ và Hg2+ có trong cá”.

Kỹ thuật này đã được áp dụng bằng một đầu dò polymer cầm tay cho phép thao tác tại chổ. Mỗi mẫu chiết xuất có khối lượng 2 gam và thực hiện trên ​​nhiều loài cá. Tương quan định lượng giữa mức độ thủy ngân trong cá và mức độ của huỳnh quang được thực hiện bằng một phân tích hóa học (gọi là ICP-Mass).

Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Chemical Communications cho thấy cá càng lớn thì có lượng thủy ngân càng cao. Lượng thủy ngân có từ 1,0 - 2,0 ppm (phần triệu) ở cá kiếm, cá ngừ và cá mập Galeorhinus galeus; khoảng 0,5 ppm ở cá chình biển và 0,2 ppm ở cá pangasius.

Tuy nhiên, chất độc hại này không được tìm thấy trong cá hồi nuôi. Bởi vì mặc dù chúng là cá có kích thước lớn và ở phần trên của chuỗi dinh dưỡng nhưng do bị nuôi nhốt nên không có sự hiện diện của kim loại này.

Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến cáo không nên ăn quá một phần ăn có chứa lượng thủy ngân hữu cơ vượt quá 1,6 μg/kg trong một tuần (1,6 μg thủy ngân hữu cơ cho mỗi kg cá) và 4 μg/kg đối với thủy ngân vô cơ.

Cơ quan an toàn thực phẩm của FDA thì khuyến cáo không nên tiêu thụ nhiều hơn một khẩu phần cá có chứa nồng độ thủy ngân lớn hơn 1 μg/kg cho mỗi tuần.

Tomas Torroba giải thích thêm rằng thực phẩm bị nhiễm thủy ngân trên 0,5 ppm đã là đáng kể.

Lượng thủy ngân đó đã vượt quá, thậm chí còn cao hơn gấp đôi trong một số mẫu cá kiếm và cá ngừ tươi đã phân tích. Vì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi nên các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên giảm lượng tiêu thụ hàng tuần đối với một số loại cá, chẳng hạn như cá kiếm.


Quản lý thức ăn tôm Quản lý thức ăn tôm Một ví dụ về hệ thống nuôi biofloc hoàn chỉnh quy mô nhỏ Một ví dụ về hệ thống nuôi biofloc…